Khám Phá Lịch Sử
Trong thực tế, khi một người qua đời, có thể xảy ra các trường hợp sau đây:
Thiên Di
- Là dấu hiệu có sự di dời hình thức tồn tại do trời định, là lúc “trời” đưa đi.
- Dự báo con cháu sẽ phải chia ly, tài sản phân tán, tranh chấp kiện tụng.
Nhập Mộ
- Là dấu hiệu phải “ra đi”, “nằm xuống” vĩnh viễn, không còn liên quan gì đến trần ai.
- Thể hiện sự an lành, yên nghỉ.
- Chỉ cần một “nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày giờ là được coi là tốt.
- Dự báo vong chết không phạm trùng tang, mãn kiếp sa bà, con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài, sai lộc.
Trùng Tang
- Là dấu hiệu “ra đi” không hợp số phận, không dứt khoát, hãy còn “ảnh hưởng” tới trần ai.
- Dự báo sẽ có người thân chết theo.
- Nếu gặp phải trùng tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn trùng tang”.
Trùng tang là tình trạng trong thời gian chưa mãn Đại Tang, hoặc chưa mãn tang bà con gần, lại tiếp theo 1 cái đại tang hoặc 1 cái đại tang gần khác. Hoặc có thể gọi trùng tang là tang chủ phải mang ít nhất 2 vòng khăn tang trong cùng một thời điểm. Trong nhà, người thân vừa nằm xuống lại có nguy cơ liên táng là đáng lo ngại. Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày giờ xấu, cần hoá giải để tránh nguy cơ.
Trùng Tang ngày
- Tam xa-7 người chết theo.
Trùng Tang tháng
- Nhị xa-5 người chết theo.
Trùng Tang giờ
- Nhất xa-3 người chết theo.
Trùng Tang năm
- Nhẹ nhất.
Tuy nhiên, chỉ cần gặp được một cung Nhập mộ là coi như yên lành, không cần phải làm lễ trấn trùng tang (một Nhập mộ xoá được 3 Trùng tang). Hoặc được 2 Thiên DI thì cũng không lo vì “nhị thiên di sát nhất trùng” (2 Thiên di xoá được 1 Trùng tang).
Cách Tính
- Mất dưới 10 tuổi không tính trùng tang.
Trường hợp 1: Trùng tang có thể là thời gian lúc mất, trùng năm (như người tuổi Dần mất năm Dần), trùng ngày (như người tuổi Sửu mất ngày Sửu), trùng giờ (như người tuổi Ngọ mất giờ Ngọ).
Trường hợp 2: Cách tính phổ biến (dựa trên tuổi âm lịch)
- Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nam khởi từ Dần tính theo chiều thuận, Nữ khởi từ Thân tính theo chiều nghịch.
- Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, … tính đến tuổi chẵn của tuổi người mất.
- Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất, gặp ở cung nào thì tính là cung tuổi.
- Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng.
- Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.
- Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ.
Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung:
- Dần – Thân – Tị – Hợi thì là gặp cung Trùng Tang
- Tý – Ngọ – Mão – Dậu thì là gặp cung Thiên Di
- Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thì là gặp cung Nhập Mộ.
Ví dụ: Tính cho cụ ông mất giờ Tý, ngày 3, tháng 3 thọ 83 tuổi.
- Cụ ông Khởi từ cung Dần tính chiều thuận: 10 tuổi ở Dần, 20 tuổi ở Mão, 30 tuổi ở Thìn… 80 tuổi ở Dậu, đến tuổi lẻ 81 ở Tuất, 82 ở Hợi, 83 ở Tý. Vậy cung tuổi là cung Tý là cung Thiên Di.
- Tính tiếp tháng 1 là Sửu, tháng 2 ở Dần, tháng 3 ở Mão, vậy cung tháng là Mão là cung Thiên Di.
- Tính ngày mồng 1 là Thìn, ngày mồng 2 là Tị, mồng 3 là Ngọ, vậy cung ngày là Ngọ gặp Thiên Di.
- Tính tiếp cho giờ, giờ tý tại Mùi, vậy cung giờ là cung Mùi được cung nhập mộ.
Tổng kết:
Năm: Thiên Di | Tháng: Thiên Di | Ngày: Thiên Di | Giờ: Nhập Mộ
Như vậy cụ ông có 3 cung thiên di, 1 cung nhập mộ. Vậy là hợp với lẽ trời và đất.
Tổng hợp nhanh:
- Tý, Ngọ, Mão, Dậu nếu chết vào một trong các năm TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU thì rơi vào trùng tang.
- Hoặc: Dần, Thân, Tỵ, Hợi nếu chết vào một trong các năm DẦN, THÂN, TỴ, HỢI thì rơi vào trùng tang.
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào một trong các năm THÌN – TUẤT – SỬU – MÙI có nghĩa là chết vào các năm “xung” (tứ hình xung) sẽ bị trùng tang.
Trường hợp 3: (trùng tang do chôn sai ngày)
Việc tính trùng tang phải xem người chết chôn vào ngày nào nữa, nếu chết chôn:
- Tháng giêng: ngày 7-19
- Tháng hai, tháng ba: ngày 6-18-30.
- Tháng tư :ngày 4-16-28.
- Tháng năm, tháng sáu: ngày 3-15-27.
- Tháng bảy: ngày 1-12-25.
- Tháng tám, tháng chín: ngày 12-24.
- Tháng mười: ngày 10-22.
- Tháng mười một – tháng chạp: ngày 9 -21.
Nếu người chết mà chôn vào các ngày trên thì được tính trùng tang, cần phải giải ngay.
Trường hợp 4: Trùng tang liên táng
- Tuổi Thân Tý Thìn chết năm tháng ngày giờ Tỵ.
- Tuổi Dần Ngọ Tuất chết năm tháng ngày giờ Hợi.
- Tuổi Tỵ Dậu Sửu chết năm tháng ngày giờ Dần.
- Tuổi Hợi Mão Vị chết năm tháng ngày giờ Thân.
Chết ngày giờ trên gọi là ngày giờ kiếp sát (theo Tứ trụ). Dân gian gọi là Cướp Sát.
Trường hợp 5: Mất vào ngày thần Trùng
- Tháng 1.2.6.9.12: Chết nhằm ngày Canh Dần hay Canh Thân là phạm Thần Trùng ” Lục Canh Thiên Hình “. Nếu thêm thấy năm tháng cũng vậy là càng nặng.
- Tháng 3: Chết nhằm ngày Tân Tị hay Tân Hợi là phạm Thần Trùng ” Lục Tân Thiên Đình ” , nếu gặp thêm năm , tháng nữa càng nặng hơn.
- Tháng 4: Chết nhằm ngày Nhâm Dần hay Nhâm Thân là phạm Thần Trùng ” Lục Nhâm Thiên Lao ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng.
- Tháng 5: Chết nhằm ngày Quý Tị hay Quý Hợi là phạm Thần Trùng ” Lục Quý Thiên Ngục ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng.
- Tháng 7: Chết nhằm ngày Giáp Dần hay Giáp Thân là phạm Thần Trùng ” Lục Giáp Thiên Phúc ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng.
- Tháng 8: Chết nhằm ngày Ất Tị hay Ất Hợi là phạm Thần Trùng ” Lục Ất Thiên Đức ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng.
- Tháng 10: Chết nhằm ngày Bính Dần hay Bính Thân là phạm Thần Trùng ” Lục Bính Thiên Uy “. nếu gặp thêm năm tháng càng nặng.
- Tháng 11: Chết nhằm ngày Đinh Tị hay Đinh Hợi là phạm Thần Trùng ” Lục Đinh Thiên Âm ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng.