Tại sao lại Sám Hối?
Trong Phật giáo, Sám Hối không đồng nghĩa với việc “rửa tội” như một số tôn giáo khác. Thực tế, Sám Hối là hành động can đảm tự nhận ra lỗi lầm và tự thay đổi. Phật giáo không tin vào việc có một vị thần nào có thể xá tội hay buộc tội. Thay vào đó, Sám Hối là một phương pháp giúp tự nhận thức lỗi lầm và phản tỉnh chính mình.
Đức Phật thường ca ngợi: “Trên đời có hai loại người đáng khen: người không có lỗi, và người có lỗi mà biết ăn năn sám hối”. Ngài cũng khẳng định một cách quyết đoán rằng: “Phàm còn cứ lăn lộn trong bả cõi, trải qua sáu đường, thì không một loài nào hoàn toàn trong sạch, không một ai mà chẳng có tội”. Tất cả con người trong cuộc sống hàng ngày đều không tránh khỏi lỗi lầm do vô tình hoặc cố ý. Người Phật tử là người dám can đảm nhận ra những lỗi lầm mà mình đã phạm phải.
Trong Phật giáo, Sám Hối không đồng nghĩa với việc “rửa tội” hay xá tội như một số tôn giáo khác. Thực tế, đây là một hành động can đảm nhận ra lỗi lầm và sau đó tự mình sửa đổi. Phật giáo không bao giờ tin có một vị thần thánh nào có thể xá tội hay buộc tội mà Sám Hối là một phương pháp phản tỉnh chính mình, nhằm thăng hoa tự thân cho mỗi người con Phật trên bước đường tu nhân học Phật. Có thể xem đây là con đường chuyển hóa tâm nghiệp trong quá trình hoàn thiện nhân cách của một con người từ địa vị phàm phu bước lên Phật quả.
Sám Hối là gì?
Định nghĩa Sám Hối: Tiếng Phạn gọi là Sāmā, chuyển dịch âm là “hối quá”. Trong kinh nói: “Sâm giả, sâm kỳ tiền khiên, Hối giả, hối kỳ hậu quá” (ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau).
Như vậy, Sám Hối là hành động tự mình ăn năn, hổ thẹn những lỗi lầm trước đây đã tạo, nguyện sửa đổi không dám tái phạm những lỗi lầm đó nữa. Nói cách khác, Sám Hối là “ăn năn chừa bỏ”, đây là trọng tâm của sự sám hối. Tuy nhiên, nếu cứ thường xuyên phạm tội, rồi thường xuyên sám hối, lại phạm tội lại sám hối, như vậy không còn ý nghĩa và không phải là phương pháp sám hối của Phật dạy. Sám Hối có thể xem như là sự can đảm ăn năn nhận lỗi của người thế gian, khi mình làm cho người nào đó buồn phiền tức giận, đến xin lỗi. Trong Phật giáo cũng thế, do thân hành động sai, lời nói không khéo, ý bỏng lùng niệm ác, nay nhận ra bộc lộ lỗi lầm của mình, thắt thiết hối lỗi quyết không tái phạm.
Các pháp Sám Hối
Chúng biết lỗi lầm là do tâm tạo, cho nên cũng phải do tâm ăn năn sám hối, chính vì lẽ đó mà các vị tổ sư đã chọn lọc một số phương pháp sám hối trên cả hai phương diện sự và lý. Bài văn sám hối mà người Phật tử thường đọc nhất mỗi khi thực hiện pháp sám hối:
“Xưa nay đã tạo bao ác nghiệp,
Đều bởi vô thỉ thâm sân si
Từ thân miễn ý mà sánh ra,
Tất cả, nay con xin sám hối.”
Về sự sám hối
Tác pháp sám hối: Lập đàn thỉnh chư Tăng chứng minh, người sám hối trình bày lỗi lầm của mình thành khẩn ăn năn, sám hối không tái phạm nữa.
Thủ tục sám hối: Người sám hối đến trước bàn thờ Phật và Bồ Tát thành tâm lễ bái từ 1 ngày, 7 ngày cho đến 49 ngày, khi nào thấy được tướng hảo của Phật và Bồ tát hoặc hoa sen thì mới thôi.
Hồng danh sám hối: Đây là pháp sám hối do Bất Động pháp sư đời Tống biên soạn lấy từ 53 danh hiệu Phật trong Kinh Ngũ Thập Tự Phật và rút 35 danh hiệu trong kinh Quán Dược Vương, Dược Thượng.
Đây là nghi thức sám hối phổ thông nhất được các Chùa Việt Nam thường dùng trong những ngày Sám hối.
Về lý sám hối
Vô sanh sám hối: lý sám hối dành cho những người có căn cơ cao, cho nên ở đây chúng ta chỉ biết qua một pháp này với hai cách quán:
-
Quán tâm vô sanh: Đây là lý được rút từ Kinh Kim Cang: “Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được và tâm vị lại cũng không thể được”. Dùng pháp quán để thấy rõ: “Tội từ tâm sinh cũng từ tâm mà diệt”.
-
Quán pháp vô sanh: Quan sát thật tỉnh không sinh diệt “ở thánh không tang ở phàm không giảm”; đây chỉ cho chơn tâm, Phật tri kiến, Pháp thân… Vì khi nhận được chơn tâm rồi thì các tang sinh không còn.
Tuy có nhiều phương cách khác nhau về sám hối nhưng người Phật tử chúng ta phải tự chọn cho mình một cách thích hợp nhất để nương nơi đó mà sám hối, miễn sao chúng ta đọc và hiểu được ý nghĩa lý của việc làm thì thật sự mới có lợi ích. Trái lại, miễn đọc mà không hiểu ý nghĩa thì chẳng được lợi lạc gì. Đây là cái tệ trong Phật giáo hiện nay.
Lợi ích của sám hối
Nếu người Phật tử biết sám hối nghĩa là biết sửa đổi, tức nhiên là một người đó có tiến bộ trên con đường tu tập sẽ được những lợi ích thiết thực trong hiện tại cũng như tương lai. Đức Phật đã dạy trong kinh Trường A Hàm: “Ai biết sửa đổi lỗi lầm thì người đó có tiến bộ trong giáo pháp của Như Lai” và Ngài cũng khẳng định: “Người có lỗi không biết sửa đổi, diệt trừ từ tâm, thì lỗi ấy sẽ đến thân, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng” (Kinh tứ thập nhị chương). Qua đó, chúng ta rút ra được những lợi ích như sau:
-
Mọi hành động trong cuộc sống không bị sa vào lầm lỗi vì chúng ta đã có ý chí cương quyết biết nhận ra lỗi lầm.
-
Phẩm giá con người được nâng cao, các hạnh lành càng ngày càng phát triển, vì không tạo nên nhân xấu trong hiện tại.
-
Thân tâm luôn luôn nhẹ nhàng vì không lo âu sầu muộn.
Nghe Thầy Thích Trí Thoát tụng Kinh sám hối hồng danh
Tải về nguyên văn Kinh sám hối hồng danh
[Xem thêm bài giảng Sám hối có hết tội không do Thầy Thích Tr