Giới thiệu về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 – 2022) là một nhà thiền sư, giảng sư, tác giả, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội và nhà hoạt động hòa bình nổi tiếng theo Phật Giáo Đại Thừa người Việt Nam. Ngài xuất gia khi còn trẻ, sống tại Pháp suốt hơn 40 năm, trở về Việt Nam vào năm 2005 và sống tại Tổ Đình Từ Hiếu (Huế) đến năm 95 tuổi khi viên tịch.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh tốt nghiệp thạc sĩ tôn giáo tại Đại học Columbia vào năm 1963 và từng giảng dạy tại đây. Ngài đã đi đến nhiều nước trên thế giới để thuyết pháp và trò chuyện. Ngài còn được biết đến với vai trò là người sáng lập tông phái Truyền Thống Làng Mai và đưa ra khái niệm Phật Giáo Dấn Thân.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ngài cũng là tác giả của hơn 100 đầu sách, trong đó có hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Tầm ảnh hưởng của Thầy Thích Nhất Hạnh lan tỏa khắp thế giới. Vì vậy, chúng tôi Khám Phá Lịch Sử xin gửi đến độc giả 100 câu nói, danh ngôn hay của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Chúng ta cùng tham khảo những câu nói, lời hay ý đẹp từ Thầy nhé.
100 câu nói tinh hoa từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh
-
“Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười và hai mươi tư tiếng hạnh phúc sẽ ở ngay trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn vẹn ý nghĩa cho từng giây và nhìn mọi điều bằng ánh mắt từ bi.”
-
“Đôi khi niềm vui chính là nguồn gốc của nụ cười, nhưng đôi khi nụ cười có thể lại là suối nguồn niềm vui của bạn.”
-
“Hơi thở chính là cây cầu kết nối sự sống và ý thức của con người. Khi gặp phải những chuyện buồn trong cuộc sống, hãy hít một hơi thật sâu, thở ra và cho qua mọi thứ.”
-
“Sự giác ngộ luôn hiện hữu trong tâm trí của mỗi người. Những giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới sự giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra mình vẫn đang sống, đó cũng là lúc bạn chạm tay vào điều kì diệu của việc được sống và yêu thương mỗi ngày. Đó cũng là một loại giác ngộ.”
-
“Nơi nào không có bùn thì không có sen. Cũng như thế, khổ đau và hạnh phúc nương vào nhau, chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn. Sen và bùn cũng như trái và phải, chỉ cần có trái thì phải cũng sẽ có, chúng luôn xuất hiện cùng nhau. Nhờ tiếp xúc với khổ đau, lắng nghe khổ đau, ta mới hiểu biết và thương yêu. Hiểu biết và thương yêu là chất liệu làm nên hạnh phúc.” —Thầy Làng Mai (Con đường thánh thiện) — Thầy’s Dharma talk July 22nd, 2011 (Happiness is Made of Non-Happiness)
-
“Bạn chỉ đẹp khi là chính bạn. Bạn đâu cần sự công nhận của người khác. Bạn chỉ cần chấp nhận chính mình mà thôi.”
-
“Hạnh phúc là khi chúng ta được sống đúng với chính mình. Bạn không cần người khác phải thừa nhận điều đó, chỉ cần bạn hiểu và hạnh phúc là đủ đầy.”
-
“Những hạt giống khổ đau trong ta có thể còn rất lớn, nhưng đừng đợi cho đến khi không còn khổ đau mới cho phép mình hạnh phúc.”
-
“Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là đi trên mặt nước. Phép lạ là đi trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.” — Thích Nhat Hanh (Touching Peace: Practicing the Art of Mindful Living)
-
“Nếu không có khả năng trở về với giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây thì không thể nào nhận diện được chính mình, nhận diện được hạnh phúc cũng như khổ đau của mình.”
-
“Khi quán sát tự thân, ta thấy Đất Mẹ có trong ta, Mặt Trời và cả những vì sao rất xa cũng có trong ta. Ta và Đất Mẹ không phải là hai thực tại riêng biệt. Đất Mẹ chính là ta, ta là đất Mẹ.”
-
“Đất Mẹ không phải chỉ là môi trường. Sống như thế nào để cho đất Mẹ tiếp tục được xanh tươi, bởi Đất Mẹ khô héo thì ta cũng khô héo.”
-
“Sự có mặt của đất Mẹ là sự có mặt của chính ta, và nhìn sâu tự tánh của ta và của Mẹ đều là vô sinh bất diệt. Sinh mạng ta không phải chỉ được giới hạn trong 100 năm, bởi vì ta với Mẹ không phải hai.”
-
“Con đã được biểu hiện từ Đất Mẹ, con sẽ trở về Đất Mẹ để tiếp tục được biểu hiện hàng triệu lần nữa, để cùng với tăng thân con làm công việc chuyển rác thành hoa, bảo hộ sự sống và xây dựng một tịnh độ ngay trên mặt đất này. Chúng con biết chất liệu hiểu biết và thương yêu là chất liệu căn bản để xây dựng nên tịnh độ, cho nên chúng con nguyện là trong mỗi giây phút của cuộc sống hàng ngày chúng con sẽ nỗ lực chế tác chất liệu hiểu biết và thương yêu.” —Thầy Làng Mai (Thực tập Sám Pháp Địa Xúc)
-
“Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng chính đôi chân của mình.”
-
“Nhớ lại hồi thơ ấu, khi ta bị sốt. Mặc dầu đã được cho uống bao nhiêu thuốc nhưng không có gì làm cho ta cảm thấy khỏe khoắn hơn cho đến khi mẹ vào đặt tay lên trán. Dễ chịu làm sao! Bàn tay mẹ như bàn tay thiên thần. Bàn tay truyền mát dịu và thương yêu vào cơ thể. Bàn tay của mẹ chính là bàn tay của bạn hôm nay.”
-
“Nếu có chánh niệm, nếu thực tập hơi thở có ý thức bạn sẽ nhận ra rằng bàn tay của mẹ vẫn đang còn sống động trong bàn tay mình. Rồi nếu bạn đặt tay mình lên trán thì đó chính là bàn tay của mẹ với bao thương yêu dịu hiền. Khả năng thương yêu, dịu hiền của mẹ vẫn còn đó trong bạn ngày hôm nay.”
-
“Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.”
-
“Bông hoa không thể tự nó có mặt được. Bông hoa chỉ có thể tương tức với ánh nắng, với cơn mưa, với đại địa. Hiện hữu nghĩa là cùng hiện hữu, là tương tức. Khi ta sống được với tuệ giác tương tức trong mỗi giây phút, ta sẽ không còn kẹt trong cái ngã nhỏ bé nữa, ta sẽ thấy rằng ta có mặt mọi nơi.”
-
“Khi ta trồng cây, mà cây không lớn tốt, ta không đổ lỗi cho cây, mà đi xem xét các lí do vì sao lại như vậy: thiếu nước, thiếu phân bón, hay thiếu ánh nắng mặt trời.”
-
“Vậy nhưng khi ta có vấn đề với bạn bè hay gia đình ta, ta lại đổ lỗi cho họ. Nếu ta biết cách quan tâm họ, họ cũng sẽ ‘lớn tốt’, như cây cối vậy. Đổ lỗi cho ai đó hoàn toàn là vô nghĩa, tranh cãi cũng vậy. Đó là kinh nghiệm của tôi.”
-
“Không đổ lỗi cho ai, không tranh cãi, chỉ đơn giản là hiểu. Nếu ta hiểu vấn đề, và thể hiện ra điều đó, ta sẽ luôn có thể yêu thương, và vấn đề đó sẽ được giải quyết.”
-
“An trú trong giây phút hiện tại là trở về quê hương đích thực của mình. Quê hương đích thực không hề bị giới hạn bởi thời gian, không gian, quốc tịch hay chủng tộc. Quê hương đích thực không phải là một ý niệm trừu tượng, với niệm và định, năng lượng của Bụt thì ta có thể tiếp xúc và sống trong quê hương ấy mỗi giây phút với sự hoàn toàn buông thư của thân và tâm.”
-
“Nhiều người trong số chúng ta đã chạy cả đời, hãy tập dừng lại.”
-
“Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.”
-
“Mỗi ngày của bạn vẫn luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn sống chậm lại, để tâm một chút bạn sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp này.”
-
“Không cần phải chạy đuổi theo, tìm kiếm hay đấu tranh. Chỉ cần trở về với mình. Chỉ cần tận hưởng hết những gì đang diễn ra đã là cách thực hành thiền định sâu nhất. Hầu hết mọi người không tin rằng chỉ cần bước đi như thể bạn chẳng có nơi nào để đi đã là đủ rồi.”
-
“Hãy để bản thân giống như viên sỏi nằm dưới đáy sông, không phải làm gì cả. Khi bạn đi bộ, bạn thư thái. Khi bạn ngồi, bạn cũng thư thái.”
-
“Thiền có nghĩa là trở về ngôi nhà với chính mình. Bạn sẽ biết cách lo liệu những điều đang xảy ra bên trong bạn và những điều xảy ra xung quanh.”
-
“Sống trọn bản thân trong hiện tại để chạm đến những điều kỳ diệu của cuộc sống trong khoảnh khắc đó. Nhiều người còn sống nhưng không chạm vào được điều kỳ diệu của cuộc sống.”
-
“Hãy uống ly trà của bạn chậm rãi và tôn kính, như thể nó là trục quay của cả Trái Đất, từ từ, đều đặn, không vội đuổi theo tương lai.