Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1954). Ẩnh wikipedia
Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước ở làng Trung Tự, phường Đông Tác cũ, nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Thân phụ ông là cụ Cử Nguyễn Hữu Cầu tham gia Đông Kinh nghĩa thục bị Pháp bắt đày Côn Đảo .
Năm 1920 ông lấy hiệu Tịnh Liễu nghĩa là trong sạch hiểu biết mở hiệu thuốc Lợi Nhân, chữa bệnh không công giúp dân. Do thông minh ham học nên ông thông thạo mấy thứ tiếng Anh, pháp, Nhật. Đặc biệt am hiểu sâu sắc chữ Hán.
Bén duyên Phật giáo ông lấy hiệu Thiều Chửu nghĩa là cái chổi nhưng không trở thành tu sĩ mà chỉ là cư sĩ tu tại gia.
Năm 1936 ông cùng bà Cả Mọc (Hoàng Thị Uyển) sáng lập Hội Tế Sinh hoạt động cứu giúp nạn nhân trận lụt Đinh Sửu. Năm 1937, lụt lớn Bắc Ninh, Bắc Giang, Hội của ông hợp tác chặt chẽ với các ông Hoàng Đạo Thúy, Trần Duy Hưng kịp thời cứu trợ gạo tiền, quần áo thuốc men cho bà con hai tỉnh trên.
Năm 1941 ông giảng Kinh và dạy chữ Hán ở trường Phật học Phổ Quang. Năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội nhưng ông từ chối để tiếp tục giảng dạy các khóa Phật giáo.
Những quan điểm, góc nhìn về lịch sử qua các bài viết tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, văn hóa Việt Nam, văn hóa thế giới