Hiện nay, chúng ta có hai loại thước chính: thước kỹ thuật và thước tín ngưỡng (hay còn gọi là thước lỗ ban). Thước lỗ ban khá phức tạp vì có rất nhiều loại với quan niệm và cách dùng khác nhau. Hiện nay, có 3 loại thước lỗ ban phổ biến gồm: thước đo kích thước rỗng thông thuỷ (52,2 cm), đo kích thước đặc dương trạch (42,9 cm) và kích thước âm trạch (38,8 cm). Các loại thước lỗ ban này có cung bậc xác định một cách nghiêm ngặt và yêu cầu người sử dụng phải hết sức cẩn trọng. Dưới đây là một số thông tin cần thiết về cách sử dụng thước lỗ ban.
1. Cách dùng thước lỗ ban – Đo thông thuỷ hay phủ bì?
Cách dùng thước lỗ ban – Kích thước thông thuỷ:
Kích thước thông thuỷ là khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của không gian kiến trúc, xây dựng. Thông thủy có nghĩa là nơi dòng nước chảy qua. Khi đo đạc, chúng ta căn cứ vào kích thước khoảng trống – nơi mà luồng không khí đi qua để tính kích thước thông thuỷ.
Ví dụ, đo phần lọt lòng nhỏ nhất của khuôn bao, đo khoảng lọt lòng từ sàn hoàn thiện đến phần thấp nhất của khuôn bao bên trên.
Kích thước phủ bì là kích thước tính từ mép ngoài cùng bên này tới mép ngoài cùng bên kia, bao gồm cả khung bao và kích thước lọt sáng.
2. Cách dùng thước lỗ ban – Nguyên tắc áp dụng:
Trong cách dùng thước lỗ ban có ba nguyên tắc làm cơ sở cho việc áp dụng kích thước phong thuỷ trong xây cất, gồm: dương trạch khí, các cấp độ môn – táo – chủ, và nguyên tắc hình phễu.
Nguyên tắc dương trạch khí đảm bảo nạp khí và thoát khí thông qua hệ thống cửa, tương quan cửa với toàn nhà. Cách dùng thước lỗ ban: nguyên tắc môn – táo – chủ ưu tiên ba cấp độ từ môn đến táo và sau cùng là chủ. Nguyên tắc hình phễu để tạo không gian thu hút khí vào nhà.
Nhớ kiểm tra website Khám Phá Lịch Sử để tìm hiểu thêm về cách dùng thước lỗ ban và những kiến thức mới về lịch sử.