Ngày và tháng tốt đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện quan trọng của người Việt. Do đó, việc lập bàn thờ Thần Tài vào ngày nào có ảnh hưởng rất lớn đến vận may kinh doanh và tài lộc của gia chủ.
1. Xem ngày tốt để thỉnh hoặc lập bàn thờ Thần Tài – Ý nghĩa?
Xem ngày tốt để thỉnh hoặc lập bàn thờ Thần Tài nhằm hạn chế những sự không may xảy ra vào những ngày xui xẻo, tránh làm tổn thương các vị thần linh.
Hơn nữa, việc chọn ngày tốt còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự khởi đầu mới. Từ đó, công việc kinh doanh và vận may của gia chủ dễ dàng thăng tiến và phát triển hơn.
Thông thường, các ngày tốt để thỉnh hoặc lập bàn thờ Thần Tài là ngày vía thần tài (mừng 10 tháng giêng) hoặc mùng 10, mùng 1, ngày rằm hàng tháng. Đây được coi là những khoảng thời gian tốt và phổ biến để tổ chức các sự kiện liên quan đến tâm linh.
Chọn giờ may mắn để thỉnh Thần Tài giúp mang lại may mắn cho gia chủ
Các khung giờ tốt để thỉnh Thần Tài – Thổ Địa
Các khung giờ Tốc Hý, Đại An, Tiểu Cát được coi là thời gian tốt và thuận lợi để thỉnh hoặc lập bàn thờ. Đây là những khoảng thời gian đại cát đại lợi, dễ gặp tin vui, công việc may mắn và dễ gặp quý nhân.
- Ngày Tốc Hý: 9h-11h, 21h-23h. Đi hướng Nam nếu cầu tài. Đây là khung giờ dễ gặp tin vui, điềm lành, mọi việc đều suôn sẻ và may mắn.
- Ngày Đại An: 5h-7h, 17h-19h. Khung giờ này thích hợp cho những ai cầu tài, xuất hành thuận lợi, và muốn có cuộc sống yên bình.
- Ngày Tiểu Cát: 1h-3h, 13h-15h. Trong thời gian này, gia đạo sẽ yên ấm, bình an và khỏe mạnh.
2. Thủ tục lập bàn thờ Thần Tài
Sau khi đã xem ngày giờ tốt lành, gia chủ có thể tiến hành các thủ tục lập bàn thờ Thần Tài.
2.1. Chuẩn bị lễ vật gì?
- 1 lọ hoa tươi, chọn loại có mùi thơm và mang ý nghĩa tốt.
- 1 mâm trái cây ngũ quả.
- 5 cây nhang.
- 1 hũ rượu. Sau khi cúng xong, rưới rượu vào trong nhà để đem lại may mắn.
- 2 cây nến hoặc đèn dầu.
- 1 bộ giấy tiền vàng mã.
- 1 bộ tam sên gồm hột vịt, ba rọi và tôm.
Lưu ý: Có thể thay bộ tam sên bằng bánh ngọt, bánh chay để cúng Thần Tài – Thổ Địa hàng tháng.
Sẵm lễ thỉnh Thần Tài – Thổ Địa
2.2. Nên thỉnh Thần Tài – Ông Địa ở đâu?
Theo truyền thống, Thần Tài – Thổ Địa cần được thỉnh về nhà trước khi tiến hành thờ cúng.
Gia chủ có thể thỉnh Thần Tài – Thổ Địa ở bất cứ chùa nào, miễn là nơi đó có sư thầy thừa nhận và làm lễ khai quan nhãn điểm.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể mua tượng Thần Tài – Thổ Địa từ các cửa hàng và đưa lên chùa để sư thầy làm lễ và nhập thần cho tượng.
2.3. Cách thỉnh Thần Tài – Thổ Địa?
Để đảm bảo các lễ cúng thật tốt, gia chủ cần thỉnh hai vị Thần Tài – Thổ Địa đúng cách. Dưới đây là các bước thực hiện:
- Sử dụng giấy đỏ hoặc hộp sạch để bảo quản tượng Thần Tài – Thổ Địa khi thỉnh.
- Đem tượng lên chùa nhờ các sư thầy làm lễ “Chú nguyện nhập thần”, sau đó chọn ngày tốt để đưa thần tài về nhà.
- Rửa tượng bằng nước lá bưởi, rượu gừng, nước ngũ vị hương với 5 loại lá…
- Lau khô tượng bằng khăn sạch và đặt lên bàn thờ.
- Bày biện các đồ cúng đã chuẩn bị và tiến hành thắp hương, khấn vái, xin phép hai ông Thần Tài – Thổ Địa.
Nhờ sư thầy làm lễ chú nguyện nhập thần
Văn khấn thỉnh Thần Tài – Thổ Địa
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
Con kính lạy Thổ Địa Thần Tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này, cùng gia tiên trong tộc.
Tín chủ con là… Ngụ tại… Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Chúng con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả. Và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Lưu ý: Khi khấn, hãy tỏ lòng thành tâm, tập trung và tránh làm lơ đễnh, thiếu chân thành để không làm tổn thương thần linh.
3. Các lưu ý khi lập bàn thờ Thần Tài
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà gia chủ cần nhớ để tuân thủ đúng thủ tục thờ cúng:
- Sau khi đã thỉnh Thần Tài – Thổ Địa, không thể cho hay biếu các vật phẩm cúng.
- Luôn luôn tỏ lòng thành tâm, khấn vái và cầu nguyện từ tận đáy lòng.
- Khi lựa chọn bàn thờ, cần kiểm tra kỹ xem có vết nứt hay không để tránh sự bất hạnh.
- Chú ý kiểm tra mặt tượng hai ông xem có bị bể hay nứt không.
- Nên chọn tượng có khuôn mặt hiền lành, vui tươi và da hồng hào để thờ cúng.
- Hãy giữ cho không gian bàn thờ luôn sạch sẽ bằng cách lau dọn mỗi ngày.
- Khi đặt cóc ngậm tiền, nhớ quay cóc ra vào sáng và tối.
- Không thờ Quan m chung với Thần Tài – Thổ Địa.
- Nếu sử dụng đồ thờ cúng bằng gốm sứ, hãy rửa sạch bằng rượu trước khi sử dụng.
- Đặt bàn thờ dưới đất, hướng ra cửa lớn, nơi có nhiều ánh sáng và dễ quan sát. Ngoài ra, đặt bàn thờ ở vị trí đắc địa trong nhà chính.
Một số lưu ý khi cúng Thần Tài – Thổ Địa
Nếu bạn là người kinh doanh và tin vào tâm linh, đừng bỏ qua các thủ tục trên khi thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa. Để đảm bảo hơn, bạn có thể tìm hiểu và tham vấn chuyên gia phong thủy cũng như những sư thầy giàu kinh nghiệm để biết ngày nào là tốt nhất để lập bàn thờ Thần Tài, từ đó mang lại sự giàu có và thịnh vượng.