Khám Phá Lịch Sử: Văn Khấn Gia Tiên Ngày Giỗ

Văn khấn gia tiên đóng vai trò như lời mời bề trên về sum họp cùng con cháu trong dịp giỗ kỵ, lễ tết. Lời mời cần đầy đủ và trang trọng để thể hiện lòng thành kính của con cháu.

Văn khấn cúng gia tiên đúng chuẩn
Văn khấn cúng gia tiên đúng chuẩn

Bạn đã hiểu rõ tất cả các bài văn khấn gia tiên vào mỗi dịp giỗ chưa? Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy đọc bài viết dưới đây của Sàn Gốm, sẽ có đầy đủ các bài văn khấn gia tiên đúng chuẩn nhất.

Văn khấn gia tiên có những bài nào?

Nhiều người vẫn nghĩ rằng văn khấn gia tiên đều như nhau và có thể dùng bài văn khấn cho tất cả các ngày lễ cúng kính gia tiên, tuy nhiên thực tế không phải vậy. Mỗi ngày, mỗi dịp cúng kính tổ tiên đều sẽ có một bài văn khấn riêng.

Thờ cúng tổ tiên là một trong những tục lệ đã có từ lâu đời của người dân Việt Nam
Thờ cúng tổ tiên là một trong những tục lệ đã có từ lâu đời của người dân Việt Nam

Riêng ngày giỗ, sẽ có ngày giỗ đầu, giỗ thường niên và rồi có lễ cúng tiên thường, giỗ tổ của tộc họ. Điều này chưa kể đến văn khấn vào ngày rằm, mùng 1, và nhiều dịp khác nữa. Mỗi dịp, con cháu sẽ gửi lời mời tới từng vị khác nhau, nên không thể dùng chung một bài văn khấn.

Cúng giỗ gia tiên thể hiện đạo hiếu và tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất.

Giỗ cúng tổ tiên là phong tục của người Việt
Giỗ cúng tổ tiên là phong tục của người Việt

Vào ngày giỗ của Tổ Tiên, nhà giàu thường tổ chức cúng lễ linh đình mời họ hàng gần xa, anh em bằng hữu về dự. Còn nhà nghèo thì chỉ cần một bát cơm, quả trứng, đĩa muối, lưng canh với ba nén nhang và cây đèn dầu để cúng người đã khuất.

Tuy nhiên, dù thế nào, cúng giỗ phải từ tâm. Chỉ cần có lòng thành kính, tổ tiên sẽ chứng giám và ghi nhận.

Trong phong tục thờ cúng Tổ Tiên, lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ như ông, bà, bố, mẹ, chồng hoặc vợ là quan trọng nhất.

Văn khấn gia tiên trước mộ

Văn khấn tổ tiên trước mộ
Văn khấn tổ tiên trước mộ

Đây là văn khấn báo tin cho các vị thần cai quản xứ sở về ngày giỗ của ông, bà mình. Bài khấn này thường được đọc trước mộ của người mất.

Văn khấn ngày giỗ đầu

Giỗ đầu là lễ giỗ vào ngày cha mẹ tạ thế được đúng 1 năm. Lễ này thường được tổ chức trang trọng nhất, con cháu gần xa tranh thủ về cúng lễ để tưởng nhớ người đã mất.

Văn khấn lễ giỗ đầu
Văn khấn lễ giỗ đầu

Văn khấn tổ tiên ngày giỗ thường niên

Sau lễ giỗ đầu, các lễ cúng giỗ thường niên cũng cần bài văn khấn chỉnh chu. Mâm cúng thường niên cần phải đầy đủ và sung túc để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính người đã khuất.

Văn khấn lễ giỗ thường niên
Văn khấn lễ giỗ thường niên

Văn khấn ngày thường cầu mong gia đình bình an

Người xưa thường nói “Ông bà phù hộ” với niềm tin rằng người đã khuất sẽ luôn dõi theo con cháu từ một góc khác và giúp đỡ cho đời sau luôn may mắn và thuận lợi.

Chính vì thế, bài văn khấn tổ tiên cầu bình an của được nhiều người thuộc nằm lòng, để mỗi khi cần có thể thắp 1 nén hương và khấn cầu tổ tiên.

Văn khấn gia tiên cầu bình an
Văn khấn gia tiên cầu bình an

Cách khấn trong ngày cúng giỗ

Lưu ý về cách gọi khi đọc văn khấn gia tiên
Lưu ý về cách gọi khi đọc văn khấn gia tiên

  • Nếu bố đã chết, phải khấn là: Hiển khảo
  • Nếu mẹ đã chết, phải khấn là: Hiển tỷ
  • Nếu ông đã chết, phải khấn là: Tổ khảo
  • Nếu đã chết, phải khấn là: Tổ tỷ
  • Nếu cụ ông đã chết, phải khấn là: Tằng Tổ Khảo
  • Nếu cụ bà đã chết, phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ
  • Nếu anh em đã chết, phải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ
  • Nếu chị em đã chết, phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội
  • Nếu cô dì chú bác đã chết, phải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội
  • Hoặc khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên

Vài điều cần lưu ý khi cúng giỗ Tổ Tiên

Đối với ngày giỗ của ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng (còn gọi là giỗ trọng), ngày hôm trước ngày giỗ cần phải có cúng cáo giỗ. Ngày hôm cúng cáo giỗ còn gọi là ngày tiên thường.

Mâm cúng cáo giỗ mời người đã khuất về hưởng giỗ
Mâm cúng cáo giỗ mời người đã khuất về hưởng giỗ

“Cúng cáo giỗ” là để báo cho người đã khuất biết ngày hôm sau về hưởng giỗ, đồng thời là để báo với Thần linh, Thổ Địa nơi để mộ người đã khuất cũng như Công Thần Thổ Địa tại gia cho phép hương linh người đã khuất được về hưởng giỗ. Cúng cáo giỗ bao gồm cúng tại gia và cúng ngoài mộ.

Trong cúng cáo giỗ, phải cúng Công Thần Thổ Địa trước, cúng Gia tiên sau. Ngoài việc khấn mời vong linh người được giỗ vào ngày hôm sau, còn phải khấn mời vong linh hương hồn Gia tiên nội ngoại cùng về dự giỗ. Nhân dịp cúng giỗ ngoài mộ, cần đắp sửa lại mộ phần.

Trong cúng giỗ đúng vào ngày mất của người được hưởng giỗ, cần phải cúng mời người được hưởng giỗ trước, sau đó mới đến vong linh hai họ nội, ngoại từ bậc cao nhất trở xuống và cuối cùng là cáo thỉnh gia thần cùng dự tiệc giỗ.

Lễ vật nên dâng cúng gia tiên

Lễ vật tùy vào điều kiện và khẩu vị mỗi gia đình. Tuy nhiên, vào những dịp giỗ đầu, giỗ thường niên của một người nào đó, tốt nhất bạn nên dâng những món mà lúc còn tại thế người đó thích nhất.

Lễ vật dâng gia tiên cần tươm tất và đặt tâm thành kính
Lễ vật dâng gia tiên cần tươm tất và đặt tâm thành kính

Ngoài ra, còn một số lễ vật không thể thiếu như gà luộc, xôi đậu, xôi gấc, hoa tươi, ngủ quả, trầu cau, trà, nước, rượu trắng, vàng mã, áo giấy, hoặc nhà xe bằng giấy,…

Với những bài văn khấn gia tiên trên và cách dâng lễ vật mà Sàn Gốm đã chia sẻ, bạn đã có thể tự khấn vái gia tiên vào mỗi dịp giỗ kỵ. Điều quan trọng là bạn phải thành tâm, không khí gia đình hòa thuận và con cháu vui vẻ. Chư vị gia tiên mới hài lòng về dự.

Bài viết thực hiện bởi Khám Phá Lịch Sử

Đội ngũ biên tập viên tại khamphalichsu.com là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bằng sự kết hợp tinh tế giữa con người và công nghệ AI, chúng tôi tạo ra những bài viết không chỉ độc đáo mà còn đầy hấp dẫn.

Bài viết liên quan