Khám Phá Lịch Sử: Bài Cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Bài cúng, văn khấn Cửu Huyền Thất Tổ đầy đủ chi tiết? Cửu Huyền Thất Tổ là thờ gồm những ai? Ý nghĩa của việc thờ cúng cửu huyền trong văn hóa Việt Nam? Hãy cùng Khám Phá Lịch Sử tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Văn khấn Cửu Huyền Thất Tổ
Văn khấn Cửu Huyền Thất Tổ

Cửu Huyền Thất Tổ là những ai?

Trong cổ văn Trung Quốc, thường xuất hiện hai cụm từ ‘Cửu Huyền’ và ‘Thất Tổ’ nhưng lại rất hiếm gặp toàn bộ cụm từ trong văn hoá Trung Quốc hiện đại. Tuy nhiên, khái niệm ‘Cửu Huyền – Thất Tổ’ đã trở nên phổ biến hơn khi về đến văn hoá dân tộc Việt Nam. Tại Đài Loan, bài vị này thờ được sử dụng trong nghi thức cúng ông bà truyền thống.

Dịch sát nghĩa từ Hán – Nôm:

  • Cửu: Chín
  • Huyền: Thế hệ
  • Thất: 7
  • Tổ: Tổ tiên, tổ tông

Cửu huyền: tử (con) – tôn (cháu) – tằng (chắt) – huyền (chút) – lai (chít) – côn (cháu đời thứ năm) – nhưng (cháu đời thứ sáu) – vân (cháu đời thứ bảy) – nhĩ (cháu đời thứ tám).

Thất tổ: phụ (cha) – tổ (ông nội) – tằng (ông cố) – cao (ông sơ) – thái (sờ) – huyền ( tổ đời thứ năm) – hiển (tổ đời thứ sáu).

Ý nghĩa của văn khấn cửu huyền thất tổ hàng ngày

Phong tục thờ cúng cửu huyền thất tổ là nét văn hoá tín ngưỡng tốt đẹp được lưu truyền từ nhiều thế hệ. Thật vậy, con cháu thể hệ đời sau vì muốn ghi nhớ đến công đức tổ tiên nên thờ cúng sẽ thể hiện được tấm lòng thành kính, tưởng nhớ đến ông bà và cha mẹ đã khuất. Cầu mong được các bậc gia tiên phù hộ và độ trì cho con cháu may mắn, nhiều sức khoẻ. Đặc biệt là tinh thần đoàn kết và yêu thương hoà thuận của con cháu trong gia đình.

Văn khấn cửu huyền thất tổ

Dưới đây là bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ đầy đủ chi tiết nhất đã được dịch vụ đồ cúng Việt Bình Dương soạn sẵn:

(Bài khấn Cửu Huyền Thất Tổ trích trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”)

Bài cúng Cửu Huyền
Bài cúng Cửu Huyền

Mâm cơm cúng cửu huyền thất tổ

Tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế mỗi gia đình và quan điểm vùng miền mà mâm cúng có thể to nhỏ khác nhau. Tuy nhiên vẫn luôn có những món cơ bản sau đầy đủ công phúc:

  • Bánh chưng là đại diện cho sự sinh nôi nảy nở của muôn thú và con người.
  • Thịt lợn (đã qua chế biến) thuộc về âm kết hợp dưa hành (củ kiệu) thuộc về dương, tạo nên sự hài hoà, cân bằng.
  • Cơm trứng là lương thực thường ngày, có nếp và có tẻ, tượng trưng cho âm dương đầy đủ lẽ sinh sôi.

Nghi thức an vị cửu huyền thất tổ

Với ý nghĩa thờ bài vị cửu huyền thất tổ như muốn các vị gia tiên sống chung với con cháu trong nhà, cần phải biết được các giai đoạn cần thiết để an vị.

Bước 1. Gia chủ mua bài vị tại các cửa hàng đồ thờ uy tín hoặc tại các chùa, nên dùng giấy báo bọc lại để mang bài vị về nhà chờ ngày đẹp để làm lễ an vị.

Bước 2: Dùng rượu trắng pha với gừng và dùng khăn sạch thấm vào hỗn hợp và lau cẩn thận đồ thờ cúng. Tiếp theo là dùng khăn khô lau lại lần nữa. Sử dụng khăn sạch khác nhúng vào hỗn hợp và lau bàn thờ cửu huyền thất tổ. Sau đó chờ cho mặt bàn khô.

Bước 3: Bày việc đồ thờ cúng (lư hương, đĩa hoa quả, nước, hương, đèn cầy) lên bàn thờ làm lễ an vị. Nếu bàn thờ gia tiên chung với bàn thờ phật thì sửa lại bài vị thấp hơn bàn thờ phật. Đặt đồ thờ theo thứ tự lư hương ở bên ngoài và nằm giữ, bình hoa bên phải, đĩa quả bên trái, pha bình trà nhỏ và đặt phía trên.

Bước 4: Gia chủ chọn ngày lành tháng tốt, khung giờ từ 9h – 11h tiến hành nghi thức an vị. Đến giờ hành lễ, gia chủ ăn mặc sạch sẽ, dùng khăn sạch nhúng chút rượu trắng lau sạch bài vị. Vừa lau vừa đọc chú “án lam xóa ha” 9 lần, đặt bài vị vào trong bàn thờ.

Bước 5: Thắp nhang, đốt đèn trước bài vị, sau đó đưa 2 tay lên trán chắp vào nhau xá 3 xá.

Nghi thức an vị
Nghi thức an vị

Nên lưu ý điều gì khi cúng cửu huyền thất tổ

Để việc thờ cúng cửu huyền thất tổ được linh thiêng, chủ nhà cùng các thành viên trong gia đình cần phải lưu ý:

  • Không cúng thức ăn sống hay gỏi và có mùi tanh.
  • Không nếm hoặc thử thức ăn trước khi dùng làm mâm cơm cúng.
  • Bát đũa cúng dùng riêng, không dùng chung với bát đũa hàng ngày.
  • Tuyệt đối không sử dụng thức ăn đóng hộp hoặc đặt sẵn bên ngoài.

Như vậy, bạn đã tìm hiểu toàn bộ thông tin rất hữu ích về nghi lễ an vị bài vị cửu huyền thất tổ. Hy vọng bài viết này giúp bạn giải đáp cho những thắc mắc của mình. Chúc bạn thành công.

Và đừng quên truy cập Khám Phá Lịch Sử để có thêm nhiều thông tin thú vị khác.

Nguồn: Dichvudocungbinhduong.com

Bài viết thực hiện bởi Khám Phá Lịch Sử

Đội ngũ biên tập viên tại khamphalichsu.com là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bằng sự kết hợp tinh tế giữa con người và công nghệ AI, chúng tôi tạo ra những bài viết không chỉ độc đáo mà còn đầy hấp dẫn.

Bài viết liên quan