Khám Phá Lịch Sử: Văn Khấn Hoá Vàng Mùng 3 Tết

Hóa vàng là một trong những tục lệ không thể thiếu tại các gia đình Việt Nam trong ngày Tết. Quan niệm truyền thống đã thành ra thói quen tôn kính, từ chuẩn bị lễ vật cho đến văn khấn hóa vàng. Vậy văn khấn hóa vàng ngày Tết như thế nào là đúng nhất? Hãy cùng Khám Phá Lịch Sử tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ý nghĩa cúng hóa vàng ngày Tết

Theo truyền thống của người Việt, trước ngày Tết nguyên đán, các gia đình thường mời ông bà tổ tiên về ăn Tết. Sau khi Tết kết thúc, cần thực hiện lễ hóa vàng để đưa tiễn ông bà, tổ tiên. Lễ hóa vàng còn được gọi với những cái tên khác như lễ đưa tiễn ông bà, lễ hóa vàng cho tổ tiên…

Tục hóa vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hóa vàng tạo sự liên kết giữa con người ở thế giới bên kia với dương gian. Lễ hóa vàng có ý nghĩa cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo… mong muốn hướng đến những điều thiện, tích nhiều phúc đức và mong cầu được ban những phúc lành trong năm mới. Đến nay, tục hóa vàng ngày Tết đã trở thành một phần nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam.

Cúng hóa vàng Tết vào ngày nào?

Theo truyền thống trước đây, lễ hóa vàng thường được thực hiện vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết. Tuy nhiên, ngày nay tùy theo vùng miền, địa phương và từng gia đình mà lễ hóa vàng có thể diễn ra vào các ngày từ mùng 2 đến mùng 10 Tết để thuận lợi cho con cháu trong nhà sum họp.

Mâm cúng hóa vàng ngày Tết

Mâm cơm hóa vàng ngày Tết

Bên cạnh bài cúng hóa vàng ngày Tết, mâm cơm cúng hóa vàng cần được chuẩn bị chu đáo để nghi lễ diễn ra trọn vẹn. Mâm cúng có thể khác nhau tùy vào điều kiện gia đình và phong tục địa phương. Mâm cỗ mặn hoặc chay đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn, mâm cơm không thể thiếu con gà trống.

Gà luộc

Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải là gà trống, to, tròn, chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận. Đây là vật tế trong nghi lễ truyền thống không thể thiếu trên mâm cỗ hóa vàng.

Bánh chưng, bánh tét

Tiếp đến là bánh chưng và bánh tét, lớp nếp dẻo, xanh ăn cùng nhân đậu xanh, thịt mỡ của hai món bánh này là đặc trưng của ngày Tết truyền thống. Tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu bánh chưng hoặc bánh tét.

Dưa hành

Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị, vì thế đi kèm với bánh chưng và bánh tét, không thể thiếu món dưa hành, tạo nên hương vị đặc trưng của Tết truyền thống: “Thịt mỡ – dưa hành – câu đối đỏ”.

Canh miến

Đây là đặc sản của miền Bắc và một số tỉnh miền Trung vào dịp năm mới, còn người miền Nam thường là canh khổ qua. Canh có thể được nấu cùng các nguyên liệu khác nhau tùy vào khẩu vị của từng gia đình. Ngoài ra, tùy vào mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị thêm các món như nem, giò lụa, nộm,…

Lễ vật cúng hóa vàng ngày Tết

Lễ vật cúng hóa vàng bao gồm:

  • Nhang
  • Hoa tươi
  • Trầu cau
  • Rượu, thuốc lá
  • Đèn, nến
  • Tiền âm phủ, vàng mã để ông bà có hành trang, lộ phí khi lên đường.
  • 2 cây mía

Ý nghĩa 2 cây mía là dùng làm “phương tiện” cho các linh hồn có thể mang hàng hóa theo khi trở về cõi âm, còn tiền âm phủ có ý nghĩa giúp ông bà tổ tiên có tiền để trả lộ phí.

Văn khấn hóa vàng ngày Tết

Dưới đây là hai bài văn khấn hóa vàng Tết, các bạn có thể tham khảo:

Bài số 1: Bài cúng hóa vàng hết Tết theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch tôn thần.

Con kính lạy các cụ tổ khảo, tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Chúng con là… tuổi…

Hiện cư ngụ tại…

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Bài số 2: Văn khấn hóa vàng tổ tiên theo Tập văn cúng gia tiên

Hôm nay ngày…

Tại: Thôn… xã/phường… huyện/quận… tỉnh/TP…

Tín chủ là… cùng toàn gia kính bái.

Nay nhân ngày lễ tạ.

Kính cẩn sắm một lễ gồm…, gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên: Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của:

Hiển:

Hiển:

Hiển:

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng:

Tiệc xuân đã mãn

Lễ tạ kính trình

Rước tiễn tiên linh

Lại về âm giới

Buổi đầu năm mới

Toàn gia mong đợi

Lưu phúc lưu ân

Kính cáo tôn thần

Phù trì phù hộ

Dương cơ âm mộ

Mọi chỗ tốt lành

Con cháu an ninh

Vận hành khang thái

Cẩn cáo!

Cách cúng hóa vàng hết Tết

Cúng hóa vàng hết Tết lúc nào?

Như đã nói ở trên, các gia đình có thể hóa vàng từ mùng 3 Tết trở ra, tùy vào thời gian thuận tiện và ngày đẹp trời. Thông thường, các gia đình thường chọn ngày mùng 3 để thực hiện lễ cúng hóa vàng hết Tết.

Năm 2023, các gia đình có thể làm lễ hóa vàng vào ngày mùng 3, mùng 4, mùng 5 và mùng 8 Tết.

Cụ thể:

  • Mùng 3 Tết, ngày 3/1 âm lịch (tức thứ Ba, ngày 24/01 dương lịch): giờ Quý Mão (5h-7h), giờ Bính Ngọ (11h-13h), giờ Mậu Thân (15h-17h), giờ Kỷ Dậu (17h-19h).
  • Mùng 4 Tết, ngày 4/1 âm lịch (tức thứ Tư, ngày 25/01 dương lịch): giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h).
  • Mùng 5 Tết, ngày 5/1 âm lịch (tức thứ Năm, ngày 26/01 dương lịch): giờ Mão (5h-7h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Tuất (19h-21h).
  • Mùng 8 Tết, ngày 8/1 âm lịch (tức Chủ Nhật, ngày 29/01 dương lịch): giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h).

Cách vái cúng hóa vàng hết Tết

Sau khi lễ cúng hóa vàng Tết diễn ra xong, chủ nhà vái 3 vái và cầu nguyện gia tiên phù hộ con cháu. Tiếp đến là xin phép thụ lộc, chia lộc cho con cháu trong nhà.

Sau đó khi hóa vàng, chúng ta sẽ hóa tiền vàng trước và đồ dùng sau, trường hợp nhà có người mới mất thì vàng mã này được hóa riêng. Vị trí đốt tiền vàng cần đặt 1 cây mía dài để làm đòn gánh giúp linh hồn đem đồ trở về cõi âm.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có được những bài văn khấn hóa vàng ngày Tết đầy đủ nhất cũng như chuẩn bị chu đáo mâm cúng vào ngày này để cầu được nhiều may mắn, tài lộc và bình an. Chúc bạn và gia đình có một cái Tết trọn vẹn và hạnh phúc.

Đừng quên theo dõi Khám Phá Lịch Sử thường xuyên để cập nhật những tin tức bất động sản mới nhất trong năm 2023 nhé!

Khám Phá Lịch Sử

Loan Nguyễn

Bài viết thực hiện bởi Khám Phá Lịch Sử

Đội ngũ biên tập viên tại khamphalichsu.com là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bằng sự kết hợp tinh tế giữa con người và công nghệ AI, chúng tôi tạo ra những bài viết không chỉ độc đáo mà còn đầy hấp dẫn.

Bài viết liên quan