Hiện Thân Của Quan Thế Âm Bồ Tát

Nội dung bài viết

Những giáo lý Phật giáo đáng suy ngẫm

Trong tác phẩm “Phật Tượng Đồ Hối” đã miêu tả hình tượng của Ba mươi ba thể Quan Âm như sau:

Dương Liễu Quan Âm: Quan Âm Bồ tát như một cành Dương Liễu bay phất phới theo gió, thể hiện lòng từ bi và sự lợi ích cho chúng sinh. Trong Pháp tướng này, Quan Âm an tọa trên núi đá, tay phải cầm cành Dương Liễu và lòng bàn tay trái mở ra ở trước ngực, hoặc tay trái cầm cái Tịnh bình. Tức là thân Dược Vương Quan Âm.

Dương Liễu Quan Âm

Long Đầu Quan Âm: Quan Âm biểu hiện tư thế đứng thẳng hoặc tọa trong mây cưỡi đầu Rồng. Loài Rồng là vị thần của Quan Âm, được xem như uy thần. Hóa thân Trời, Rồng và Dạ Xoa trong 32 thể của Quan Âm để giáo hóa hàng Trời, Rồng.

Long Đầu Quan Âm

Trì Kinh Quan Âm: An tọa trên tảng đá ghồ ghề, tay phải cầm quyển Kinh, tay trái đặt trên đầu gối. Tương ứng với thân Thanh Văn Quan Âm trong 32 hóa thân của Quan Âm. Thanh Văn (Sravaka) là người đã nghe và khai ngộ xuất gia theo lời Phật dạy bảo. Bàn tay phải cầm quyển Kinh là đặc trưng của Ngài.

Trì Kinh Quan Âm

Viên Quang Quan Âm: Trong ánh sáng hào quang rực rỡ chiếu khắp Pháp giới, Quan Âm an tọa trên núi đá, hai tay chắp lại. Trong Phẩm Phổ Môn có những câu kinh nói về nguồn sáng trong sáng và sự chiếu sáng của Quan Âm.

Viên Quang Quan Âm

Du Hý Quan Âm: Quan Âm an tọa trên mây ngũ sắc, tay trái để ở cạnh rốn. Tư thế du hý tự tại trong Pháp giới, không bị trì trệ hay trở ngại. Hình tượng này biểu thị cho chúng sinh bị tai nạn rớt xuống núi và được Bồ tát cứu giúp.

Du Hý Quan Âm

Bạch Y Quan Âm: Quan Âm khoác y áo mềm mại sắc trắng thanh tịnh, tư thế kiết già tĩnh tọa trên đám cỏ. Tương đương với thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni trong 32 hóa thân Quan Âm.

Bạch Y Quan Âm

Ngọa Liên Quan Âm: An tọa trên tòa sen báu, tư thế chắp tay lại. Đây là thân Tiểu Vương trong 32 hóa thân Quan Âm, được ví như thân tôn quý của Tiểu Vương tọa trên hoa sen.

Ngọa Liên Quan Âm

Long Kiến Quan Âm: Tư thế dựa vào vách núi gãy, quán thác nước đổ. Tôn này tượng trưng cho ý nghĩa của đoạn kinh văn trong Phẩm Phổ Môn, nói về người bị xô vào hầm lửa lớn và được Quan Âm cứu giúp.

Long Kiến Quan Âm

Thi Lạc Quan Âm: An tọa bên bờ ao, chăm chú nhìn hoa sen. Tôn này tượng trưng cho câu kinh văn trong Phẩm Phổ Môn, nói về người gặp tai nạn và được Quan Âm cứu giúp.

Thi Lạc Quan Âm

Ngư Lam Quan Âm: Chuyên trừ bỏ chướng ngại của La Sát, Rồng độc, Quỷ ác… Pháp tướng này cưỡi con cá lớn hoặc cầm giỏ có con cá lớn.

Ngư Lam Quan Âm

Đức Vương Quan Âm: An tọa trên tảng đá, tay trái để trên đầu, tay phải cầm lá xanh hoặc cành Dương Liễu. Tương đương với Hóa Thân Phạm Vương của Bồ tát Quan Âm.

Đức Vương Quan Âm

Thủy Nguyệt Quan Âm: Đứng trên một cánh Sen tựa như chiếc thuyền dưới ánh trăng, nổi trên biển quán tưởng mặt trăng trong nước yên tĩnh. Tương đương với Hóa thân Bích Chi Phật của Bồ tát Quan Âm.

Thủy Nguyệt Quan Âm

Nhất Diệp Quan Âm: Ngự trên cánh Sen, nhàn nhã trôi trên mặt nước. Có người cho rằng Tôn này tương đương với Hóa thân Đế Thích của Bồ tát Quan Âm.

Nhất Diệp Quan Âm

Lưu Ly Quan Âm: Tụa vào mỏm núi, nhàn nhã thưởng thức cảnh vật trên mặt nước. Tương đương với Hóa thân Tự Tại Thiên của Bồ tát Quan Âm.

Lưu Ly Quan Âm

Đa La Tôn Quan Âm: Cưu độ mẫu, toàn thân đứng thẳng cưỡi trên mây. Tương đương với Hóa thân Bà La Môn của Bồ tát Quan Âm.

Đa La Tôn Quan Âm

Nham Hộ Quan Âm: An tọa trong hang động nham thạch, tự tại thưởng thức mặt nước. Tương đương với Hóa thân Nham Hộ của Bồ tát Quan Âm.

Nham Hộ Quan Âm

Năng Tĩnh Quan Âm: Đứng lặng hồi lâu trên mỏm núi bên cạnh biển. Tương đương với Hóa thân Đại Chuyên của Bồ tát Quan Âm.

Năng Tĩnh Quan Âm

A Nậu Quan Âm: An tọa trên tảng đá, tư thế giáng phục lôi điện. Có người cho rằng Tôn này tượng trưng cho việc miễn trừ hiểm họa của sóng gió.

A Nậu Quan Âm

Thiên Đại Tướng Quân Quan Âm: An tọa trên núi đá, tay phải chạm đất, tay trái cầm hoa sen. Tương đương với thân Thiên Đại Tướng Quân trong 32 hóa thân Quan Âm.

Thiên Đại Tướng Quân Quan Âm

Cáp Lợi Quan Âm: Bồ tát ngồi trong con sò. Tương truyền từ triều đại nhà Đường, tín ngưỡng Cáp Lợi Quan Âm rất phổ biến với ngư dân.

Cáp Lợi Quan Âm

Lục Thời Quan Âm: Quan Âm sáu thời thương xót hộ niệm chúng sinh, biểu thị lòng từ bi thâm sâu của Ngài. Tương đương với Hóa thân Cư sĩ của Bồ tát Quan Âm.

Lục Thời Quan Âm

Phổ Bi Quan Âm: Quan Âm thương xót hộ niệm, rộng khắp ba ngàn Đại Thế giới. Tương đương với Hóa thân Đại Tự Tại Thiên của Bồ tát Quan Âm.

Phổ Bi Quan Âm

Mã Lang Phụ Quan Âm: Quan Âm Hóa thân làm một cô gái tuyệt đẹp. Tương đương với Hóa thân Phụ nữ của Bồ tát Quan Âm.

Mã Lang Phụ Quan Âm

Hợp Chưởng Quan Âm: Đứng trên đài sen, hai tay chắp trước ngực. Tương đương với Hóa thân Bà La Môn của Bồ tát Quan Âm.

Hợp Chưởng Quan Âm

Nhất Như Quan Âm: An tọa trên đài sen trên mây, đứng gối trái giáng phục lôi điện. Tương đương với Hóa thân Cư sĩ của Bồ tát Quan Âm.

Nhất Như Quan Âm

Bất Nhị Quan Âm: Đứng trên mặt nước, hai tay bắt chéo nhau. Tương đương với Hóa thân Thần Chấp Kim Cương của Bồ tát Quan Âm.

Bất Nhị Quan Âm

Trì Liên Quan Âm: Ngài ngự trên chiếc lá sen, hai tay cầm cọng sen. Tương đương với Hóa thân Đồng Nam, Đồng Nữ của Bồ tát Quan Âm.

Trì Liên Quan Âm

Sái Thủy Quan Âm: Tay phải cầm Sái Trượng hoặc cành dương liễu, tay trái cầm bình. Tương truyền rằng sức niệm Quan Âm có thể tiêu tan cả nước lụt và hiểm họa.

Bài viết thực hiện bởi Khám Phá Lịch Sử

Đội ngũ biên tập viên tại khamphalichsu.com là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bằng sự kết hợp tinh tế giữa con người và công nghệ AI, chúng tôi tạo ra những bài viết không chỉ độc đáo mà còn đầy hấp dẫn.

Bài viết liên quan