Trung tá Phạm Văn Đính công hay tội?

Việc Trung tá Phạm Văn Đính cùng trung đoàn 56 bộ binh VNCH rời khỏi công sự đầu hàng QGPMN đã cứu mạng được hơn 1.500 thuộc cấp của mình và hàng ngàn binh sĩ cả hai bên. Nhưng ông cũng bảo vệ cho cố vấn và những thuộc cấp không chịu đầu hàng của mình bằng cách gọi trực thăng tới di tản. Vậy Trung tá Phạm Văn Đính công hay tội?

Trung tá Phạm Văn Đính

Trung tá Đính xuất thân Khóa 9 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ông bắt đầu nổi tiếng khi còn là trung úy chỉ huy liên đại đội trinh sát Hắc Báo. Trung tá Đính thăng cấp rất nhanh, từ thiếu úy lên trung tá chỉ trong vòng 5 năm. Các cấp bậc đều được thăng tại mặt trận.

Rời Hắc Báo, Đại úy Phạm Văn Đính được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 3, Sư đoàn 1.

Trong biến cố Mậu Thân tại Huế, Tiểu đoàn 2 do Thiếu tá Đính chỉ huy đã tiến chiếm và dựng quốc kỳ VNCH tại kỳ đài.

Ngày 1 tháng 1/1969, Thiếu tá Đính là một trong ba tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Sư đoàn 1 được thăng cấp Trung tá.

Giữa năm 1970, Trung tá Phạm Văn Đính được bổ nhiệm làm Trung đoàn phó Trung đoàn 54, và đến tháng 10/1971 được đề cử làm Chỉ huy trưởng Trung đoàn 56 tân lập khi mới 28 tuổi.

Sự tan rã của Trung Đoàn 56, Sư đoàn 3 Bộ binh QLVNCH tại căn cứ Tân Lâm

Căn cứ Camp Carroll - Tân Lâm nhìn từ trên cao
Căn cứ Camp Carroll – Tân Lâm nhìn từ trên cao

Giải thích về việc Trung Đoàn 56 đầu hàng QGP tại căn cứ Tân Lâm, nhiều sĩ quan cao cấp Việt Mỹ cho rằng:

Trung đoàn 56 là trung đoàn mới thành lập với hơn 70 phần trăm binh sĩ của trung đoàn là tân binh hoặc thành phần quân nhân đảo ngũ bị bắt trở lại. Căn cứ khi đó lại bị 4 bề bao vây là quân địch. Lữ đoàn thiết giáp lên giải vây đã bị đánh tan nát, Trung tá đính 3 lần gọi điện yêu cầu giải vây hoặc triệt thoái nhưng đều bị từ chối.

Theo tài liệu của cựu Đại tá Turkley (Cố vấn Sư đoàn TQLC) có mặt tại Quảng Trị khi trận chiến xảy ra, trước giờ căn cứ thất thủ, Trung tá Phạm Văn Đính đã họp với các sĩ quan thuộc quyền, sau đó đã mời cố vấn trưởng vào thông báo nội dung buổi họp và yêu cầu cố vấn trưởng cùng tự sát với mình để khỏi nhục nhưng vị cố vấn này không đồng ý và được di tản.

Nhận định về trường hợp của Trung tá Phạm Văn Đính, cựu Trung tướng Ngô Quang Trưởng đã viết trong hồi ký như sau:

Sư đoàn đã không yểm trợ cho Trung tá Đính đầy đủ và Quân Đoàn đã quên ông. Trung tá Đính muốn được triệt thoái khỏi căn cứ bao vây nhưng tướng Giai không chấp thuận. Nhận thấy không còn hy vọng và muốn bảo vệ tính mạng của binh sĩ của mình càng nhiều càng tốt, Trung tá Đính họp tất cả sĩ quan bộ chỉ huy, các đơn vị trưởng trực thuộc và tuyên bố ý định ngưng chiến đấu. Ông ra lệnh sĩ quân Ban 2 đem một miếng vải trắng đến cổng trại và treo ở đó.

Tiếp đó, việc liên lạc vô tuyến với quân Bắc Việt đã được thực hiện và các thỏa thuận về buông súng tiến hành: 1,500 binh sĩ VNCH bị bắt giữ, cùng với 22 khẩu đại bác, trong đó có pháo đội 175 ly và một pháo đội 105 ly cùng một số đại bác phòng không 50 ly bốn nòng và 40 ly hai nòng. Trung đoàn 56 bộ binh vĩnh biệt Tân Lâm, để sau đó trung đoàn được tái lập ở gần Mỹ Chánh“.

Trung tá Phạm Văn Đính công hay tội?

Trung tá Phạm Văn Đính công hay tội?
Trung tá Phạm Văn Đính bắt tay đại diện Quân Giải phóng thời điểm ra hàng

Việc quyết định đầu hàng của Trung tá Đính đã cứu mạng được hơn 1.500 thuộc cấp của mình và hàng ngàn binh sĩ cả hai bên. Tuy nhiên ông cũng không quên bảo vệ cho cố vấn và những thuộc cấp không chịu đầu hàng của mình bằng cách gọi trực thăng tới di tản và điện đàm với QGPMN nói đó chỉ là trực thăng cứu thương yêu cầu không được bắn hạ. Mặc dù nếu bắt sống cố vấn Mỹ ông sẽ được coi là người hùng trong quân đội Bắc Việt.

Trung tá Đính sau đó được giữ lại làm giảng viên trường Pháo binh ở Bắc Việt Nam và nghỉ hưu với quân hàm Đại tá.

YouTube video
Avatar of Khám Phá Lịch Sử

Bài viết thực hiện bởi Khám Phá Lịch Sử

Đội ngũ biên tập viên tại khamphalichsu.com là những người đam mê lịch sử, đặc biệt là lịch sử Việt Nam. Chúng tôi không chỉ có kiến thức sâu rộng về các sự kiện và nhân vật quan trọng mà còn luôn tìm kiếm những góc nhìn mới mẻ và độc đáo để mang đến cho độc giả. Mỗi thành viên trong đội ngũ đều tâm huyết với công việc nghiên cứu và biên soạn nội dung, giúp tạo ra những bài viết chất lượng, truyền tải thông tin chính xác và hấp dẫn. Chúng tôi mong muốn mang lại cho độc giả những trải nghiệm học hỏi thú vị, góp phần làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển của lịch sử đất nước.

Bạn đã đọc chưa?