Đoan Ngọ – Lễ cúng Tết đoan Ngọ xưa và nay

Ngày Tết đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống

Theo lịch vạn niên, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch năm 2023 rơi vào thứ Năm ngày 22/6/2023.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có bánh gio (bánh tro) hoặc rượu nếp, mận. Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có bánh gio (bánh tro) hoặc rượu nếp, mận. Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet

Tết Đoan Ngọ hàng năm là dịp để con cháu, họ hàng ở nhiều nơi tụ họp bên nhau để mừng lễ và cầu chúc cho một năm mưa thuận, gió hòa.

Đối với một số nước Đông Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, ngày mùng 5 tháng 5 được coi là ngày Tết truyền thống.

Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5) là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Vì đây là thời điểm chuyển mùa, chuyển tiết nên sâu bọ và dịch bệnh dễ phát sinh, do đó, người dân có tục trừ trùng, phòng bệnh.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 thường có rượu nếp. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 thường có rượu nếp. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thời điểm này cây trái bắt đầu đơm hoa kết quả của năm, vì vậy hoa quả là các món đồ cúng không thể thiếu. Tùy theo phong tục và tập quán của từng địa phương, còn có thêm những món ăn khác nhau.

Ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người cần chuẩn bị đồ cúng từ sớm để dâng lên ông bà, tổ tiên. Không khí lúc này rất nhộn nhịp và vui vẻ, không khác gì ngày Tết. Khi hoàn thành thủ tục, cả gia đình sẽ tụ họp và cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống. Ngày lễ 5/5 cũng là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau, giúp gắn kết mọi người lại với nhau.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ và thủ tục cúng

Mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Theo phong tục, mâm lễ cúng gia tiên truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ bao gồm:

– Hương, hoa, vàng mã

– Nước

– Rượu nếp

– Các loại hoa quả: Mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối

– Có điều kiện thêm bánh tro (bánh gio) và chè hạt sen thì càng đầy đặn.

Tùy theo quan niệm của từng vùng, người ta lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau.

Bài văn khấn gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ

Muốn cúng tổ tiên, trước tiên phải khấn thần ngoại, sau đó khấn thần nội theo nghi thức dưới đây:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

– Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, mùng 5 tháng 5 năm Quý Mão 2023

Gặp tiết ngày Tết Đoan Ngọ năm Quý Mão 2023, tín chủ chúng con xin cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó, chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời:

– Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

– Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.

– Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.

Cúi xin các vị giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót chúng con và giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, Tiền chủ, Hậu chủ của nhà này, đất này. Mong các vị đồng lòng chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con cùng xin cúi xin chứng giám của các vị.

Cẩn cáo.

Bài viết tham khảo từ Khám Phá Lịch Sử

Bài viết thực hiện bởi

Bài viết liên quan