Khám Phá Lịch Sử: Tục Cúng Ông Công Ông Táo

Gia đình Việt chuẩn bị mâm cơm cúng và đọc văn khấn gia tiên vào ngày 23 tháng Chạp để mừng ngày lễ quan trọng trước năm mới. Lễ cúng ông Công ông Táo không chỉ mong muốn một năm mới an lành và hạnh phúc, mà còn thể hiện sự tôn kính đến với vị thần chuyên cai quản bếp núc trong gia đình.

Ý Nghĩa Ngày 23 Tháng Chạp

Trong truyền thống dân gian Việt Nam và Trung Hoa, ông Công ông Táo là vị thần quản lý chuyện bếp núc. Người ta coi ông Công ông Táo là cánh tay phải của Ngọc Hoàng, có nhiệm vụ chăm sóc cuộc sống của chúng sinh.

Tục cúng ông Công ông Táo
Tục cúng ông Công ông Táo là nét đẹp văn hóa của người Việt

Vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cơm cúng và đọc văn khấn gia tiên để tiễn ông Công ông Táo về trời. Ngoài việc cai quản mọi hoạt động trong gia đình, ông Công ông Táo còn giúp đẩy lùi sự quấy rối của ma quỷ và xua đuổi tà khí.

Ngày này, mọi thành viên trong gia đình cố gắng thu xếp công việc để quay về nhà sum họp sau một năm làm việc vất vả. Trong mâm cơm cúng ông Công ông Táo, thường có khoảng 2-3 con cá chép để tượng trưng cho sự thăng hoa, kiên trì và vượt qua khó khăn.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo

Sau khi cúng và đọc văn khấn, gia chủ thường sẽ thả phóng sinh ở sông hoặc hồ. Người xưa tin rằng cá chép sẽ đưa ông Công ông Táo về trời. Cá chép còn mang ý nghĩa của sự thăng tiến, kiên nhẫn và vượt qua khó khăn.

Đọc Văn Khấn Gia Tiên Ngày 23 Tháng Chạp Khi Nào và Ở Đâu?

Theo tập tục, lễ cúng ông Công ông Táo thường được tổ chức vào trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, ngày nay nhiều gia đình tiễn ông Công ông Táo vào ngày 21 hoặc 22 tháng Chạp, miễn là lễ cúng được hoàn thành trước 23 giờ ngày 23 âm lịch.

Thời gian linh thiêng nhất để cúng ông Công ông Táo và đọc văn khấn gia tiên sẽ là trong khung giờ từ 11 đến 13 giờ, tức là giờ Ngọ. Đây chính là thời điểm thần bếp tụ họp để chuẩn bị về trời. Tùy vào từng quan niệm và hoàn cảnh cụ thể, mỗi gia đình sẽ lựa chọn thời gian phù hợp nhất.

Hiện chưa có tài liệu nào quy định rõ về vị trí cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, hầu hết gia đình Việt đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo tại bàn thờ gia tiên và mâm cơm cúng ông Táo tại nhà bếp.

Nơi cúng ông Công ông Táo
Nhiều gia đình cúng ông Táo trong nhà bếp vì đây là vị thần cai quản chuyện bếp núc

Vì vậy, việc đọc văn khấn gia tiên sẽ do chủ nhà hoặc người chăm lo việc thờ cúng trong gia đình tiến hành.

Văn Khấn Gia Tiên Ngày 23 Tháng Chạp

Dưới đây là bài văn khấn gia tiên đầy đủ và chính xác nhất mà gia chủ có thể tham khảo:

“Con kính lạy Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần.

Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…

Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)”

Ngày nay, tùy theo từng tín ngưỡng và tập tục của mỗi vùng miền, cúng ông Công ông Táo sẽ được thực hiện theo cách riêng. Tuy nhiên, văn khấn gia tiên là bài cúng không thể thiếu để mời ông bà tổ tiên về hưởng lộc và thể hiện lòng thành kính của con cháu trong gia đình.

Xem ngay: Trang thờ treo tường cúng ông Công ông Táo đẹp, hiện đại nhất 2022

Bài viết thực hiện bởi

Bài viết liên quan