Khám phá lịch sử: Văn khấn sáng mùng 2 Tết

Trong ba ngày đầu năm, việc chuẩn bị văn khấn mùng 2 Tết để đọc trong lễ cúng ngày mùng 2 là điều không thể thiếu đối với các gia chủ. Cúng bái trong ba ngày đầu năm không chỉ là nét văn hóa tâm linh mà còn là cách để gửi gắm những cầu mong về năm mới thuận lợi, bình an và may mắn.

Bài văn khấn mùng 2 Tết mới nhất 2023

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Nam mô Đại-Từ Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ Tát! (3 lần)
Hôm nay ngày mùng Hai tháng Giêng năm Quý Mão.
Tại: ……….
Tín chủ con tên là: ……….
Cùng toàn gia kính bái.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ và các hương hồn Nội tộc, Ngoại tộc.
Con kính lạy các vị Tổ bá, Tổ thúc, Tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ tùy tòng Tiên Tổ.
Nay nhân ngày đầu Xuân năm mới, con đọc bài cúng mùng Hai Tết tháng Giêng năm Quý Mão.
Toàn gia chúng con xin được chuẩn bị hương hoa, cơm bạc lòng thành, tạ ơn trước án. Chúng con xin được tạ ơn đức trời cao, biển rộng của Tổ tiên đã phù hộ, che chở cho chúng con năm qua, tai qua, nạn khỏi.
Chúng con kính lạy, mời vong linh Tổ tiên cùng về thụ hưởng lễ vật, nguyện cầu cho chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.
Con xin kính cáo!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Theo Tổ Đình Đống Cao (Chùa Sếu) – TP.Hải Dương

Ý nghĩa khi đọc văn khấn mùng 2 Tết?

Vì sao người Việt phải chuẩn bị mâm cúng và đọc văn khấn mùng 2 Tết? Theo văn hóa cúng bái của người Việt, ba ngày đầu năm là lúc tổ tiên, ông bà đã khuất đang ở tại gia đạo để cùng con cháu đón Tết. Vì vậy, việc làm mâm cúng để thiết đãi các vong linh đã khuất vào những ngày này sẽ được quan tâm rất nhiều. Tất nhiên, khi đã làm mâm cúng thì việc đọc văn khấn là điều không thể thiếu.

Chuẩn bị bài văn khấn mùng 2 Tết có ý nghĩa rất quan trọng vào dịp đầu năm mới. Việc làm mâm cúng tươm tất và chuẩn bị văn khấn đầy đủ lời lẽ chứa đựng sự thành kính sẽ giúp gia đạo có được sự bình an, thuận lợi trong suốt cả năm. Ngoài ra, với những người kinh doanh, cúng ngày mùng 2 Tết sẽ giúp việc kinh doanh nhận được sự phù hộ và độ trì. Như vậy, hoạt động kinh doanh cũng sẽ trở nên phát đạt và tài lộc dồi dào hơn.

Dù là cúng mùng 2 Tết tại nhà hay ở nơi kinh doanh, việc chuẩn bị mâm cúng và đọc văn khấn là điều rất quan trọng mà bạn cần phải biết. Đây là một trong những nghi thức thờ cúng mà mọi người Việt đều nhất định phải biết.

Cúng mùng 2 Tết vào thời điểm nào là tốt nhất?

Lễ cúng mùng 2 sẽ khác với cúng mùng 1 Tết thường được tiến hành vào thời khắc giao thừa, ở thời điểm chuyển giao của năm cũ qua năm mới. Theo đó, lễ cúng vào ngày mùng 2 sẽ được tiến hành vào buổi sáng mùng 2 Âm lịch. Bạn có thể đặt mâm cúng và đọc văn khấn khoảng từ 6 – 8 giờ sáng là tốt nhất. Bởi nếu làm mâm cúng quá trễ sẽ được xem là thiếu sự chu đáo với người đã khuất hay các bậc thần linh.

Tuy nhiên, nếu vì lý do công việc hay có vấn đề nào khác, việc đặt mâm cúng có thể làm trễ hơn. Miễn là bạn có chuẩn bị lễ cúng trong ngày mùng 2 là được. Thực tế là tổ tiên đã khuất hay các bậc thần linh sẽ nhìn thấu mọi việc và nếu bạn là người có tâm nhưng vì vấn đề nào đó không thể chuẩn bị mâm cúng từ sớm thì cũng sẽ không bị trách phạt.

Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cúng vào ngày mùng 2 Tết

Đọc văn khấn mùng 2 Tết thì bạn có thể tìm kiếm thông tin trên internet để có được bài khấn đầy đủ, chu đáo theo đúng văn hóa thờ cúng của người Việt. Nhưng với việc chuẩn bị mâm cúng thì khác. Bạn cần phải chuẩn bị mâm cúng với các lễ vật tuỳ theo văn hóa và phong tục ở mỗi vùng miền. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể:

Mâm cúng mùng 2 ở miền Bắc

Người miền Bắc khi chuẩn bị mâm cúng mùng 2 sẽ có những lễ vật như:

  • Xôi và gà luộc
  • Bánh chung
  • Đĩa đồ xào hoặc đĩa gỏi
  • Nem rán hoặc chả lụa hay giò thủ
  • Bát canh củ quả
  • Trái cây
  • Nhang đèn.

Mâm cúng mùng 2 Tết của người miền Trung

Ở các tỉnh miền Trung, việc chuẩn bị văn khấn mùng 2 Tết hay mâm cúng đều được các gia chủ quan tâm rất nhiều. Đặc biệt là về mâm cúng. Các loại vật phẩm được dâng lên trong mâm cúng mặc dù không cầu kỳ và không phải là sơn hào hải vị nhưng vẫn phải đảm bảo sự đầy đủ, chu đáo để không bị gia tiên hay thần linh quở phạt. Mâm cúng vào ngày mùng 2 Tết của người miền Trung sẽ được chuẩn bị như sau:

  • Gà luộc và xôi
  • Bánh chưng hoặc bánh tét
  • Thịt kho
  • Rau xào
  • Chả ram
  • Các món ăn mặn khác…

Mâm cúng mùng 2 Tết của người miền Nam

Ở khu vực miền Nam, mâm cúng thường khá đơn giản. Tuy nhiên, có 2 món ăn luôn xuất hiện trong mâm cúng dù là ngày Tết hay các ngày giỗ kỵ trong năm. Đó chính là: thịt kho tàu và canh khổ qua. Nó được xem là 2 món ăn thể hiện cho mong ước xua đi những điều không may mắn để cầu xin những điều tốt đẹp và tài lộc sắp tới.

Ngoài ra, trong mâm cúng mùng 2 Tết, người miền Nam thường sẽ cúng bánh tét thay cho bánh chưng. Cùng với đó là các món gỏi, giò heo nhồi hay những món ăn mặn truyền thống khác theo văn hóa ẩm thực ở đây.

Chú ý khi đọc văn khấn mùng 2 Tết

Khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm cúng, bạn cần tiến hành dâng lễ vật và đọc văn khấn mùng 2 Tết. Trong nghi thức này, bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Văn khấn cần được chuẩn bị phù hợp với từng nơi thờ cúng. Ví như, văn khấn cúng gia tiên sẽ khác văn khấn cúng Thần Tài hay cúng ở chùa, đền…
  • Văn khấn cần đọc rõ ràng, không vấp hay đọc sai dễ bị phạm húy.
  • Khi đọc văn khấn, cần giữ thái độ trang nghiêm và ăn mặc lịch sự để thể hiện sự thành kính.

Bindo đã cùng bạn tìm hiểu thông tin về văn khấn mùng 2 Tết và các mâm cúng ngày Tết cần chuẩn bị. Bạn có thể tham khảo bài viết trên để có được sự chuẩn bị chu đáo nhất. Khi đó, việc thờ cúng đầu năm cũng sẽ đảm bảo chu đáo và thể hiện được tấm lòng thành kính của gia chủ đối với gia tiên hay các bậc thánh thần.

Ảnh: Link

Bài viết thực hiện bởi Khám Phá Lịch Sử

Đội ngũ biên tập viên tại khamphalichsu.com là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bằng sự kết hợp tinh tế giữa con người và công nghệ AI, chúng tôi tạo ra những bài viết không chỉ độc đáo mà còn đầy hấp dẫn.

Bài viết liên quan