5 Đại Minh Vương trong Phật Giáo

I, Mạn Đà la trong Phật giáo Mật Tông:

1, Mạn đà la là gì?

Mạn đà la (sa. मण्डल maṇḍala, मंड “tinh túy” + ल “chứa đựng”, zh. 曼陀羅) là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ. Theo ý nghĩa thực tiễn thì Mạn đà la là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện…

Các tín đồ Phật giáo, sử dụng Mạn đà la như một pháp khí hình thiêng, còn đối với các tín đồ Đại thừa, Kim cương thừa thì Mạn đà la là một mô hình về vũ trụ hoàn hảo, trong đó có một hay nhiều vị thần ngự trị.

Mật giáo đã thiết lập hai Mạn đà la: Thai tạng giới Mạn đà la và Kim cương giới Mạn đà la, có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh và theo quan điểm tư tưởng của Phật giáo thì vũ trụ gồm hai phần. Một phần là nhân cách và phần kia là thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng của Phật. Hai Mạn đà la này là sự hội nhập giữa thụ tri và sở tri.

  • Thai tạng giới Mạn đà la (Garbhadhatu mandala) là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, như thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện đại bi tâm của Phật. Thai tạng giới Mạn đà la còn được gọi Nhân mạn đà la

  • Kim cương giới Mạn đà la (Vajradhatu mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật. Ngũ Trí Như Lai là trọng tâm của Mạn đà la này. Kim cương giới Mạn đà la còn được gọi Quả mạn đà la

Bí tạng ký viết: “Thai tạng là lý, Kim cương là trí”.

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO

2, Tam luân thân:

Cũng gọi Tam chủng luân thân, Tam luân. Chỉ cho 3 thứ luân thân: Tự tính luân thân, Chính pháp luân thân và Giáo lệnh luân thân

Bài viết thực hiện bởi Khám Phá Lịch Sử

Đội ngũ biên tập viên tại khamphalichsu.com là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bằng sự kết hợp tinh tế giữa con người và công nghệ AI, chúng tôi tạo ra những bài viết không chỉ độc đáo mà còn đầy hấp dẫn.

Bài viết liên quan