Bồ Tát: Sự Khởi Nguyên Của Lòng Từ Bi

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 3.2020 Bo tat Quan The Am la nam hay nu 4

Bồ Tát, một trong Tam Thừa của Phật giáo: Thanh văn (聲聞), Duyên giác (緣覺), Bồ Tát (菩薩). Trong đó Thanh văn chỉ những người nghe âm thanh thuyết pháp của Phật, quán xét lý Tứ Đế mà chứng quả A La Hán, nhập vào Niết Bàn. Duyên giác cũng gọi là Độc giác, tức là một mình ngộ đạo, ưa sự vắng lặng, không thích thuyết pháp độ sinh. Bồ Tát hay còn gọi là Phật thừa, chỉ cho người tu các hạnh Ba-la-mật, dùng pháp môn Lục độ bi và trí làm phương tiện đưa chúng sinh từ bơ mê đến bờ giác ngộ Vô Thượng Bồ Đề.

Khám phá lý tưởng sống của Bồ Tát

Trong Tam Thừa, Bồ Tát được xem là giai đoạn cuối cùng và lý tưởng nhất để bước vào cõi Phật và trở thành Phật. Tuy nhiên, kết quả nào cũng đi qua một quá trình, quá trình thực hành Bồ Tát hạnh chính là con đường đi từ việc bố thí đạt đến trí tuệ. Hình ảnh các vị Bồ Tát giữa đời thường thật gần gũi và bao dung chứ không phải cao siêu hay thần bí như một số người lầm tưởng. Chính vì thế, khái niệm Bồ Tát cần phải tìm hiểu rõ ràng mới có thể giúp con người nhận ra lý tưởng sống của mình, từ đó tùy theo khả năng và sự phát tâm của mình để thực hành Bồ Tát hạnh một cách đúng nghĩa, ngõ hầu đem lại lợi ích cho tự thân và lợi lạc cho tha nhân.

Bồ Tát là khái niệm phổ biến trong các kinh điển Đại thừa như: Kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Già… Nhưng thật ra khái niệm Bồ Tát có nguồn gốc từ kinh tạng Pāli (truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy), chỉ cho con đường tu tập của một chúng sinh đang tha thiết tìm cầu quả vị Phật, những hạnh nguyện, mục tiêu đặt ra và cả những khó khăn thử thách mà một hành giả phát tâm tu hạnh Bồ Tát không thể không vượt qua để chứng đạt quả vị Chính Đẳng Chính Giác.

Ngoài ra, một vị Bồ Tát còn cần phải hoàn thành đức hạnh của một vị Phật, nghĩa là hạnh tích cực làm việc thiện-cho đến chỗ hoàn thiện, với trí tuệ sáng suốt. Hạnh tích cực hoạt động để đem đến lợi ích cho quyến thuộc, nghĩa là tạo ra an lành hạnh phúc cho gia đình và thân nhân quyến thuộc (Nāti-attha-cariyā). Hạnh tận lực phục vụ đem đến lợi ích cho thế gian, nghĩa là cảm hóa, cải thiện thế gian, giáo hóa chúng sinh tu tập con đường diệt khổ (Loka-attha-cariya). Đệ tử Phật ngoài việc chuyên tâm tu học, sống đời phạm hạnh “tự lợi” đạt đến trí tuệ sáng suốt, thì việc đi sâu vào các công tác xã hội trên năm phương diện Ngũ Minh là những việc làm cấp thiết của một hành giả hoằng pháp cần phải hiểu biết để thực hành đúng với tinh thần của Bồ Tát hạnh chính là “lợi tha”.

Bồ Tát và Bồ tát hạnh

2.1. Bồ tát

Bồ Tát, Phạn ngữ: Bodhisattva; Pāli: Bodhisatta, là một con đường tu tập của chúng sinh đang tha thiết tìm cầu quả vị Phật, những hạnh nguyện, mục tiêu đặt ra và cả những khó khăn thử thách mà một hành giả phát tâm tu hạnh Bồ Tát không thể không vượt qua để chứng đạt quả vị Chính Đẳng Chính Giác.

Danh từ Bồ Tát chỉ cho chúng sinh tiến về quả vị Phật, bằng con đường phụng sự chúng sinh không thối chí, cho dù thời gian dài ngắn bao nhiêu cũng không chán nản. Bồ Tát là nói về một nhân cách đại diện cho những con người cao siêu và lý tưởng tuyệt vời trong Phật giáo. Con

Bài viết thực hiện bởi Khám Phá Lịch Sử

Đội ngũ biên tập viên tại khamphalichsu.com là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bằng sự kết hợp tinh tế giữa con người và công nghệ AI, chúng tôi tạo ra những bài viết không chỉ độc đáo mà còn đầy hấp dẫn.

Bài viết liên quan