Có Bao Nhiêu Vị Phật

Phật Giáo được xem là một trong những tôn giáo lớn nhất hiện nay trên thế giới. Đặc biệt tại khu vực Châu Á, Phật giáo ra đời và phát triển rất mạnh. Hôm nay, Khám Phá Lịch Sử xin được giới thiệu tới quý độc giả, quý Phật tử về sự ra đời của Phật cũng như các vị Phật trong Phật giáo.

I, Phật là gì? Phật dùng để chỉ điều gì?

1, Khái niệm Phật là gì?

hinh anh tuong phat thich ca mau ni dep nhat 18

Danh từ “Phật” xuất phát từ chữ phạn बुद्धा, đọc là Buddhā, dịch nghĩa là “Giác ngộ”.

Ban đầu người Việt tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ theo ngả nam truyền khi các nhà sư Ấn Độ đi theo các nhà buôn bằng đường biển tới vịnh Bắc Việt, mang đạo vào kinh đô Luy Lâu của nước Việt lúc bấy giờ. Nghe họ phát âm là “Buddha”, phiên âm trực tiếp ra là “Bụt” (đọc Nôm chữ 孛 hoặc ).

Nên trong các truyện cổ Việt nam từ thời Văn Lang trở đi, ta thấy “ông Bụt” hay xuất hiện cứu giúp người bị oan trái hay khổ đau là vậy.

Về sau, khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, rồi được rút gọn thành Phật.

Vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đến từ Trung Quốc mà ở Việt nam, từ Bụt dần bị mất đi và dần được thay thế bởi từ Phật.

Vậy Phật hay Bụt là cùng một nghĩa, dùng để chỉ sự “Giác ngộ”. Theo nghĩa dân gian ta tạm hiểu “Giác ngộ” là dùng để chỉ sự “hiểu biết một cách sâu sắc, trọn vẹn”.

2, Ý nghĩa của Phật?

hinh anh tuong phat thich ca mau ni phat dep nhat 2

Đến đây bạn sẽ tự hỏi: Phật nghĩa là từ chỉ sự “giác ngộ”, giác ngộ là sự hiểu biết về một điều gì đó. Vậy đâu có gì ghê gớm?

Vậy mà không phải vậy, nó không đơn giản như bạn nghĩ. Phật hay là sự giác ngộ không phải là chỉ sự hiểu biết về một lĩnh vực gì đó, mà là sự thấu hiểu rõ ràng, thông suốt về muôn sự, muôn vật có trên cõi đời này. Cái khác nhau giữa sự hiểu biết thông thường và sự hiểu biết một cách sâu sắc, trọn vẹn hay còn gọi là sự giác ngộ khác xa nhau.

Con người chỉ đạt được sự giác ngộ khi đã tự mình trải qua hoàn cảnh, tự mình đúc rút được kinh nghiệm. Kinh nghiệm, bài học và kết quả mà người đó hiểu được, đúc kết được, đạt được đó đều đúng với tất cả mọi người, mọi việc, mọi sự vật, mọi hoàn cảnh, mọi hiện tượng có trong thế gian. Nó trở thành một thứ chân lý tối thượng. Lúc đó người ấy mới đạt được sự hiểu biết thực sự, gọi là giác ngộ.

Phật có nghĩa là giác ngộ, là tình trạng giải thoát trong tâm mà một người tu hướng tới. Cái này ở trong tâm của mỗi người, không liên quan đến hình tướng, nghề nghiệp, địa vị, sang hèn, nên trong kinh văn Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã nhấn mạnh: “Nếu thấy rõ pháp ấy thì phàm phu không biết một chữ cũng có thể là Phật”.

3, Tu hành để đạt chứng quả Phật:

hinh anh tuong phat khat thuc dep nhat 2

Muốn đạt được điều đó, con người ta phải trải qua quá trình “tu hành” một cách đúng phương pháp. Trong Phật giáo thường hay nói câu: “Tu đúng chánh pháp” là vì thế.

Người đầu tiên đạt được trạng thái giác ngộ giải thoát của tâm mình đó là Thái tử Tất Đạt Đa, hiệu là Thích Ca Mâu Ni (người trí giả thầm lặng của dòng họ Thích Ca). Đạt được mục đích, chứng tỏ rằng phương pháp thực hành để đem lại kết quả đó đã đúng. Và Ngài đã truyền dạy lại phương pháp đó cho người khác, cho đời sau để họ có thể đạt được như mình. Cái cách làm, cái sự hướng dẫn đúng đắn để theo đó mà đạt được mục đích, trong Phật giáo gọi là Chính pháp (phương pháp đúng), hay Chánh Pháp (theo cách nói của người miền nam), hay nói gọn lại là Pháp.

Vì vậy, khi nói Phật hay Đức Phật, chúng ta thường ngầm hiểu, thường mặc định đó là Đức Thích Ca Mâu Ni, là người sáng lập ra Đạo Phật.

“Cảnh giới của Phật”, hay “cõi Phật”, hay “cõi Niết bàn”, thực ra đó chỉ là một cách nói ẩn dụ. “Phật” chỉ là một từ mô tả trạng thái giác ngộ, sự hiểu biết sâu sắc, nội tâm không còn vướng mắc hay bị hoàn cảnh tác động, để từ đó mãi sống đời viên mãn, bình an, hạnh phúc mà một người có ý thức sửa đổi thân tâm, sửa đổi con người mình (tu hành) có thể đạt được. Và bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể đạt tới điều đó.

II, Mười phương chư phật là gì? Ý nghĩa của mười phương chư Phật

1, Mười phương Phật là gì?

10 muoi phuong chu phat

Tức là thập phương chư Phật. Mười phương (hay thập phương) gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên trời, dưới đất (hay trung ương). Chư Phật nghĩa là để chỉ “các vị Đức Phật”

Tuy nhiên, có quan niệm cho rằng thập phương không phải là mười phương mà hàm nghĩa tất cả mọi nơi. Nói mười phương Phật hay thập phương chư Phật tức là chỗ nào cũng có Phật; Phật có ở khắp nơi.

2, Vì Sao Gọi Là Mười Phương Chư Phật

10 muoi phuong chu phat 1

Thập phương chư Phật được giải thích theo 2 cách:

  • Là các vị Phật ở 10 phương. Thập phương là: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam, phương trên, phương dưới. Ý của Thập phương chư Phật là tất cả các vị Phật ở khắp mọi nơi trong càn khôn vũ trụ.
  • Là các vị Phật ở từng trời thứ 10, gọi là cõi cực lạc niết bàn. Trời có 36 tầng, dưới 36 từng trời còn có một từng nữa là Nhứt mạch đẳng tinh vi gọi là Cảnh Niết Bàn. Chín từng nữa gọi là Cửu Thiên Khai Hóa, tức là 9 phương trời, cộng với Niết Bàn là 10, gọi là Thập phương chư Phật. Gọi 9 phương trời 10 phương Phật là do đó.

Cõi Niết Bàn là chỗ Phật ngự: Phật Tổ ngự nơi hướng Tây, Quan Âm ngự nơi hướng Nam. Mỗi từng đều có sơn xuyên hà hải, tứ phương bát hướng, liên đài hằng hà sa số Phật.

III, Các vị Phật trong Phật giáo:

Có bao nhiêu vị Phật:

hinh anh tuong phat thich ca dung dep nhat 11

Trong văn hóa Phật giáo, một số vị Phật Toàn giác trong vô số các vị Phật được nhắc đến đầy đủ danh tự trong kinh văn. Sự tích về các vị Phật cũng được ghi chép lại rất nhiều và cũng có nhiều trường phái, nhiều dị bản khác nhau.

Những kinh văn nguyên thủy ban đầu chỉ nêu 7 danh vị Phật với danh tính và tiểu sử rõ ràng.

Kinh Đại bổn (tiếng Nam Phạn: Mahãpadãnasutta) trong Trường bộ kinh, tương ứng với kinh Đại bản duyên (chữ Hán: 大本緣經) trong Trường a-hàm, chép những danh vị Phật đầu tiên, gồm có 3 vị Phật của trang nghiêm kiếp, 3 vị Phật của hiền kiếp, cộng với Phật Thích-ca Mâu-ni, được hợp xưng là Bảy vị Phật quá khứ (tiếng Nam Phạn: Saptatathāgata, tiếng Phạn: सप्ततथागत, chữ Hán: 過去七佛, Quá khứ Thất Phật).

Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống (tiếng Nam Phạn: Cakkavati-Sìhanàda sutta) của Trường bộ kinh, tương ứng kinh Chuyển luân Thánh vương tu hành (chữ Hán: 轉輪聖王修行經) trong Trường a-hàm, còn nêu thêm danh vị của Phật Di-lặc, một vị Phật sẽ xuất hiện ở thời tương lai.

Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc sẽ là người kế vị Phật Thích-ca, người sẽ xuất hiện trên thế gian, đạt được giác ngộ hoàn toàn và giảng Pháp thuần tịnh.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các kinh văn của Phật giáo cũng mở rộng, ghi chép thêm nhiều danh vị Phật khác.

Trong Kinh Phật chủng tính (tiếng Nam Phạn: Buddhavamsa) của Thượng tọa bộ, có chép bổ sung thêm danh tự của 21 vị Phật, cùng với 7 vị Phật quá khứ, hợp thành 28 vị Phật (chữ Hán: 二十八佛; Nhị thập bát Phật).

Kinh văn của Phật giáo Đại thừa còn bổ sung thêm nhiều tên của các vị Phật, đôi khi cho rằng đã có, và, hoặc sẽ có vô số vị Phật.

Một số hệ phái Phật giáo Bắc tông lại đề cao hình tượng Tam thế Phật (chữ Hán: 三世佛), trong đó Phật Thích-ca giữ vị trí Phật hiện tại hoặc vị Phật ở Trung tâm.

Một số hệ phái khác lại tôn sùng hình tượng Ngũ phương Phật (五方佛) hoặc Thập phương Phật (十方佛) với các danh vị và địa vị các vị Phật có ít nhiều dị biệt.

IV, Danh xưng (danh hiệu) các vị Phật trong Phật giáo:

Điêu Khắc Trần Gia xin phép được điểm qua những hình ảnh về Các vị Phật được tôn thờ phổ biến nhất hiện nay:

Bàn thờ Tam Thế Phật:

ban tho phat dep nhat 3

Bàn thờ Ngũ Phương Phật hay Ngũ Trí Như Lai:

ban tho ngu phuong phat dep

Một số mẫu bàn thờ Phật đẹp khác:

mau ban tho phat dep 3

Điêu Khắc Trần Gia xin giới thiệu hình ảnh một số Bàn thờ các vị Phật trong Phật Giáo.

Nguồn ảnh: Khám Phá Lịch Sử

Bài viết thực hiện bởi

Bài viết liên quan