Khám Phá về Đạo Phật

Tìm Hiểu Về đạo Phật

Danh từ Đạo Phật
Danh từ Đạo Phật “Buddhism” là một danh từ của người phương Tây dùng để gọi một tôn giáo xây dựng trên nền tảng các lời dạy của Đức Phật.

Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập. Ông là một Thái tử, đã kết hôn và có con nhưng vì cảm nghiệm thấy cuộc đời nhiều khổ đau nên đã quyết tìm con đường giải thoát. Sau 6 năm gian khổ và trải qua nhiều phương pháp thực hành khác nhau, ông đã giác ngộ và đạt tới hạnh phúc trọn vẹn. Người đã dành cả cuộc đời còn lại để truyền đạt tư tưởng và hướng dẫn đường lối tu hành cho mọi người. Tất cả những lời giảng của Người được tập hợp lại sau đó, được gọi là Kinh Phật.

Như vậy, Phật giáo không chỉ là một tôn giáo mà còn là một hệ thống tư tưởng triết học, áp dụng vào đời sống để tránh những lầm lạc và đạt tới mục đích cao nhất là hạnh phúc trọn vẹn. Phật là một người thầy giáo – người có năng lực trí tuệ và lòng bi mẫn đã dành cả đời để giúp đỡ mọi người bằng cách “khai dân trí” cho họ.

Tư tưởng Phật giáo

Tu là sửa mình, sửa lại cái sai bằng cách suy nghĩ, nói năng, hành động đúng.
Tư tưởng Phật giáo căn cơ là tu là sửa mình, sửa lại cái sai bằng cách suy nghĩ, nói năng, hành động đúng.

Dù hệ thống sách vở của Phật giáo có phức tạp, nhưng tư tưởng Phật giáo có thể được tóm gọn bằng 4 chữ: khổ – tập – diệt – đạo. Đây là “4 sự thật cao quý” – hay còn gọi là 4 chân lý căn bản, và người Phật giáo phải hiểu được một cách thấu triệt để ra khỏi những nỗi khổ của đời sống.

Khổ là sự thật về đời sống: từ nỗi khổ căn bản cho đến vô biên nỗi khổ. Những nỗi khổ này bị gây ra bởi tập khí và thói quen sai lầm của con người trong hành động, nói năng, suy nghĩ. Diệt là trạng thái hết khổ – trạng thái Niết Bàn của tinh thần, khi đạt tới trạng thái này con người đồng nghĩa với giác ngộ và đạt tới niềm phúc lạc vô biên. Đạo là con đường thực hành để dẫn ra khỏi khổ đau.

Tất cả các tông phái Phật giáo dù có những sai biệt trong tư tưởng và đường lối thực hành nhưng vẫn không ra khỏi tư tưởng nền tảng như đã trình bày.

Tu Phật

Tu Phật là việc sửa mình, sửa lại cái sai bằng cách suy nghĩ, nói năng, hành động đúng. Tụng kinh, ăn chay, niệm Phật, ngồi thiền, cúng dường… sẽ không phải là tu nếu không lấy việc sửa mình làm mục đích. Mọi sự thực hành trong đường lối của Phật giáo đều nhằm để khắc chế cái tâm động loạn và vô minh, và mọi sự “tu hành” phải lấy việc hướng nội làm tông chỉ.

Tu cái gì? Chỉ có 3 chữ: Giới – Định – Tuệ. Giới là sự ngăn giữ mình trong khuôn khổ đạo đức, Định là làm cho tâm yên ổn lại, Tuệ là quan sát, suy nghĩ, tư duy đúng đắn.

Tất cả mọi tông phái của Phật giáo đều là tu Định, tức làm cho tâm an trụ lại, chứ không để bị rơi vào tán loạn, rong ruổi mà đánh mất “chánh niệm”. Niệm Phật không phải là kêu tên cho Phật nghe, mà là làm cho tâm an trụ vào câu Phật hiệu này, và chỉ an trụ vào câu Phật hiệu, không để ý nghĩ lang thang. Qua niệm lâu ngày, tâm lăng xăng nhảy nhót dần “thuần” lại, đạt tới trạng thái “nhất tâm bất loạn”. Khi tâm định lại rồi thì trí tuệ sẽ sáng suốt.

Mọi người đến với Phật giáo để trở nên sáng suốt hơn, dũng khí hơn, chứ không phải để sống kiếp ăn mày nơi cửa Phật. Phật giáo chuyên chở một tinh thần nhân bản sâu xa và tư tưởng tự do tiến bộ mà ở đó con người được đề cao với địa vị chưa từng có.

Bài viết thực hiện bởi Khám Phá Lịch Sử

Đội ngũ biên tập viên tại khamphalichsu.com là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bằng sự kết hợp tinh tế giữa con người và công nghệ AI, chúng tôi tạo ra những bài viết không chỉ độc đáo mà còn đầy hấp dẫn.

Bài viết liên quan