Thờ cúng Tam Thế Phật Tại Gia

Ngày nay, việc thờ cúng Tam Thế Phật tại gia đang trở nên ngày càng phổ biến trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về việc này, hãy cùng Khám Phá Lịch Sử khám phá ngay bài viết được chia sẻ ở dưới đây nhé.

1. Tam Thế Phật gồm những ai?

Chắc chắn sẽ còn nhiều người thắc mắc về việc Tam Thế Phật gồm những vị Phật nào. Đây là bộ tượng gồm 3 bức tượng được thiết kế giống nhau trong tư thế đang ngồi thiền. Tam có nghĩa là 3, Thế là Thời. Tam Thế Phật có ý nghĩa là 3 vị Phật tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai.

Bộ tượng này bao gồm Phật A Di Đà biểu tượng cho quá khứ, Phật Thích Ca Mâu Ni biểu tượng cho hiện tại và Phật Di Lặc biểu tượng cho thời tương lai. Theo cách hiểu rộng nhất, đây cũng chính là vô lượng vô biên của Chư Phật Mười Phương pháp giới.

Tam Thế Phật gồm Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Di Lặc

Ngoài ra, Tam Thế Phật còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Chẳng hạn, đây còn được hiểu là thế giới. Đối với Phật giáo, Cõi Ta Bà nơi chúng sinh đang sinh sống sẽ có Đức Phật Bổn Sư là giáo chủ, ở phía Tây có Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ cho cõi Tây Phương Cực Lạc và ở phía Đông là thế giới của Tinh Lưu Ly do Đức Phật Dược Sư làm giáo chủ. Với ý nghĩa này, Tam Thế Phật sẽ được hiểu là không gian vô biên vô lượng của Chư Phật Mười Phương từ hướng Đông sang Tây, từ bên trái sang bên phải và từ trên xuống dưới.

Một số tài liệu còn ghi chép lại Tam Thế Phật trong Phật Giáo Đại Thừa sẽ có Đức Phật Bổn Sư đã sử dụng 3 loại chân thân đó là pháp thân, báo thân và ứng thân nhằm giúp truyền pháp. Do đó, việc thờ cúng Tam Thế Phật sẽ mang biểu hiện cho Tam Thân Phật.

Nói tóm lại, hiểu theo ý nghĩa chung nhất, Tam Thế Phật chính là danh hiệu được sử dụng để nhắc tới 3 vị Phật chủ trì trong 3 thế giới khác nhau. Thông thường, các bộ tượng Tam Thế Phật trong tư thế ngồi sẽ được thờ phổ biến hơn so với bộ tượng Tam Thế Phật trong tư thế đứng.

Tam Thế Phật là danh hiệu cho 3 vị Phật chủ trì ở 3 thế giới khác nhau

Tượng Tam Thế Phật đẹp tại Lôi Phong

2. Tìm hiểu về bộ tượng Tam Thế Phật đại diện cho 3 thời

Bộ tượng Tam Thế Phật đại diện cho 3 thời quá khứ, hiện tại và tương lai gồm tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc. Dưới đây là ý nghĩa của từng mẫu tượng này như sau.

2.1. Tượng Phật A Di Đà biểu tượng cho quá khứ

Theo như ghi chép trong các kinh sách, Phật A Di Đà là một trong những vị Phật sở hữu công đức vô hạn được lấy từ rất nhiều việc tốt đã được thực hiện từ bao nhiêu kiếp trước. Chính vì thế, Phật A Di Đà đã mang biểu tượng cho sự tu tập hướng tới giác ngộ ở quá khứ.

Tượng Phật A Di Đà mang biểu tượng cho quá khứ

2.2. Tượng Phật Thích Ca mang biểu tượng cho hiện tại

Phật Thích Ca Mâu Ni chính là người đã sáng lập ra Phật Giáo và đây cũng là một nhân vật có thật trong lịch sử. Ngài xuất thân là một vị Thái Tử Tất Đạt Đa, con của nhà vua Tịnh Phạn cùng với hoàng hậu Maya, dòng họ Cô Đàm.

Cả cuộc đời của Ngài đã dành hết để giảng dạy về chân lý, mang đến cái nhìn sâu sắc và chân thật nhất về bản chất cuộc sống. Ngài cũng đã đề ra nhiều hướng dẫn cụ thể đã được lưu truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Những giáo lý của Phật Thích Ca được xem như là Kim Chỉ Nam giúp ích cho tất cả các Phật Tử trong hiện tại.

Phật Thích Ca mang biểu tượng cho hiện tại

2.3. Phật Di Lặc mang biểu tượng cho tương lai

Phật Di Lặc là một trong những vị Phật mang biểu tượng cho niềm vui và sự hạnh phúc. Vì thế, bạn thường thấy hình tượng của Ngài luôn nở nụ cười và người ta gọi Ngài là Phật cười. Nụ cười của Ngài giúp giải tan những ưu phiền, áp lực và căng thẳng trong cuộc sống. Chính vì lý do này, trong Tam Thế Phật, Phật Di Lặc mang biểu tượng cho tương lai.

Phật Di Lặc mang biểu tượng cho tương lai

3. Tại sao nên thờ cúng Tam Thế Phật

Tam Thế Phật còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Tam Thế Thiên Phật và Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân. Những vị Đức Phật trong bộ ba này đều là những người có trí huệ, đạo hạnh vô cùng cao thâm. Họ đã dùng trí đức để giúp cứu độ cho chúng sinh. Dù đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng họ vẫn luôn hướng thiện.

Các vị Phật trong bộ ba này đều có trí huệ, đạo hạnh cao thâm

Theo nền văn hoá phương Đông, việc thờ cúng Tam Thế Phật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là lời nhắc nhở chúng ta phải trân trọng cuộc sống hiện tại, sống sao cho khi nhìn lại quá khứ, chúng ta thấy những ngày tháng có ý nghĩa, và trong tương lai, chúng ta luôn vui vẻ, lạc quan và yêu đời.

Thờ cúng tượng Tam Thế Phật còn mang ý nghĩa cầu bình an cho gia đình. Mong muốn được các Ngài phù hộ, độ trì và che chở bởi các vị Phật này đều có tấm lòng từ bi, rộng lớn, luôn cứu khổ cứu nạn và giúp cho con người có thể thoát khỏi các tai ương và hiểm trở trong cuộc sống.

Việc thờ cúng Tam Thế Phật xua tan những vướng mắc, bộn bề và phiền não để tìm được một chân lý cho cuộc sống tốt đẹp, sống an yên và vui vẻ hơn.

Ngoài ra, việc thờ cúng Tam Thế Phật còn thể hiện ý nghĩa cho tín ngưỡng thờ Phật tự của người dân Việt từ thời xa xưa. Việc làm này giúp mỗi con người nuôi dưỡng được những đức tín mạnh trong tim để từ đó có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn và vất vả trong cuộc sống.

Thờ cúng Tam Thế Phật còn giúp mang tới ý nghĩa cầu bình an, may mắn cho mọi người

4. Cách thờ Tam Thế Phật tại gia chuẩn nhất

Ngày nay, có rất nhiều gia chủ đã lập bàn thờ để thờ cúng Tam Thế Phật tại gia. Đây là một việc làm quan trọng đối với các gia chủ. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa biết cách thờ cúng đúng và hợp phong thuỷ nhất. Vì vậy, dưới đây là cách thờ cúng Tam Thế Phật tại gia chuẩn nhất.

4.1. Ngày thượng an vị cho Tam Thế Phật

Khi thờ cúng Tam Thế Phật tại gia, bạn nên chọn ngày thượng an vị như ngày mồng 1, ngày rằm hoặc những ngày vía Phật là phù hợp nhất. Đồng thời, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những vật phẩm cần thiết trước khi bắt đầu thỉnh Phật về thờ.

Chọn ngày thượng an vị cho Tam Thế Phật

4.2. Cách bố trí bàn thờ Tam Thế Phật

Bàn thờ Tam Thế Phật nên được đặt tại vị trí hướng thẳng ra cửa chính của không gian thờ. Tránh đặt gần nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà tắm hoặc gầm cầu thang vì những vị trí này có ám khí và không khí không tốt cho việc thờ cúng.

Nên chọn bàn thờ chắc chắn, lau chùi thường xuyên và đặt ở vị trí trên cao. Tránh đặt bàn thờ Tam Thế Phật ở trên nóc tủ, vì như vậy sẽ phạm vào tội bất kính với Phật. Đặc biệt, bạn không nên đặt bàn thờ Phật chung với bàn thờ Thần Thánh, vì theo sự phân cấp bậc, các vị Phật sẽ có cảnh giới cao hơn các vị Thần.

Đặt bàn thờ Tam Thế Phật ở vị trí phù hợp

4.3. Hướng dẫn cách lạy khi cúng Tam Thế Phật

Trước khi lễ cúng Tam Thế Phật, bạn cần tắm rửa và vệ sinh thân thể sạch sẽ để làm sạch ô uế. Khi vào lễ cúng, bạn nên quỳ xuống, hai bàn tay ngửa ra như đang nâng hai bàn chân của vị Phật và lưng cúi xuống, trán đặt vào lòng bàn tay.

Sau khi ngẩng đầu lên, bạn đứng thẳng, ngay ngắn, hai tay chắp đặt ngang trước ngực, mắt ngước lên phía trên nhìn Phật. Khi tụng niệm, bạn cần tịnh tâm, xua đuổi những ý nghĩ xấu và tập trung vào những điều tốt đẹp nhất của các vị Phật.

Cuối cùng, bạn cắm hương vào bát hương và đánh hồi chuông sau đó cúi lạy ba lạy. Việc cúng bái Tam Thế Phật không được thực hiện qua loa hay không thành kính. Bởi điều này sẽ khiến việc cúng bái của bạn không đạt được kết quả tốt đẹp, thậm chí mang tội bất kính với Phật và gánh chịu hậu quả lớn.

Bài viết trên đã tổng hợp một số thông tin về Tam Thế Phật và cách thờ cúng tại gia sao cho hợp phong thuỷ nhất. Đây chính là biểu tượng tôn vinh công đức của các vị Chư Phật, mang đến sự bình an, hạnh phúc và sự ấm no cho chúng sinh trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hy vọng thông tin này giúp bạn hiểu thêm về thờ cúng Tam Thế Phật và thực hiện nó đúng chuẩn nhất.

Bài viết thực hiện bởi

Bài viết liên quan